Hacker Nga tấn công mạng lưới ATM, đánh cắp 10 triệu USD
Hacker Nga đã đánh cắp khoảng 10 triệu USD tại Nga, Anh và Mỹ. |
Cụ thể, trong 18 tháng qua (từ tháng 5/2016), nhóm này đã tấn công vào 18 ngân hàng và tổ chức tín dụng, hai công ty hoạt động ở lĩnh vực tài chính và một công ty luật. Chúng lấy đi khoảng 500.000 USD mỗi lần trong 16 lần tấn công vào các công ty Mỹ, 1,2 triệu USD mỗi lần trong ba lần tấn công ngân hàng Nga. Một nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ tại Anh cũng nằm trong mục tiêu, nhưng chưa rõ thiệt hại.
Không những thế, nhóm hacker còn lấy đi rất nhiều tài liệu liên quan đến việc sử dụng công nghệ của hơn 200 ngân hàng tại Mỹ và các nước thuộc Mỹ-Latin. Các chuyên gia lo ngại, số tài liệu này có thể được sử dụng cho các đợt tấn công khác trong tương lai.
Một chuyên gia của Group-IB cho biết, MoneyTaker hành động cực kỳ khôn ngoan khi "liên tục thay đổi công cụ tấn công và chiến thuật". Nhóm này thường sử dụng loại phần mềm độc hại có thể ẩn nấp trong máy tính mà hệ thống không thể phát hiện. Khi hoàn tất việc tấn công, mã độc sẽ tự hủy và xóa bỏ mọi dấu vết sau khi máy tính khởi động lại. Do đó, hầu hết nạn nhân đều không hề hay biết mình bị hack.
Nhóm tin tặc còn kết hợp các công cụ hợp pháp với phần mềm độc hại dưới dạng file văn bản tùy chỉnh, bao gồm "phần mềm không có tập tin" (file-less). Chúng không lưu trữ trên ổ cứng, thay vào đó là các vùng nhớ tạm thời khác nhằm tránh bị phát hiện và cũng biến mất khi khởi động lại. Ngoài ra, thủ thuật thay đổi máy chủ nhằm sử dụng để lây nhiễm mạng của hệ thống ngân hàng hay sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) giả mạo các ngân hàng nổi tiếng cũng là cách mà hacker áp dụng.
Cuộc tấn công sớm nhất được biết đến là vụ xâm nhập mạng First Data\'s Star - một hệ thống xử lý thẻ ghi nợ được sử dụng bởi hơn 5.000 ngân hàng trên toàn thế giới. Kẻ gian sau đó xóa bỏ hoặc gia tăng các khoản rút tiền mặt và hạn mức thấu chi trên thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được mở hợp pháp. Cuối cùng, chúng rút tiền từ các trạm rút tự động (ATM).
Cũng theo Group-IB, MoneyTaker từng nhắm vào mạng lưới liên ngân hàng AWS CBR, vốn có quan hệ mật thiết với ngân hàng trung ương Nga. Hệ thống ngân hàng SWIFT nhiều khả năng cũng từng bị nhóm này ghé thăm, tuy không có bằng chứng rõ ràng. Thậm chí, Hệ thống xử lý thẻ FedLink của OceanSystems, hệ thống điều phối chuyển khoản được sử dụng bởi hơn 200 ngân hàng tại Mỹ, cũng bị tổn hại.
Ngoài ra, các chuyên gia bảo mật lo ngại MoneyTaker có thể thu thập cả tài liệu khác về ngân hàng như tài khoản quản trị viên, nhật ký giao dịch... "Hành động của hacker được coi là tinh vi nhất hiện nay, thậm chí có thể dùng từ hoàn hảo để mô tả. Sẽ rất khó để ngăn chúng lại", Kevin Curran, chuyên gia độc lập, giáo sư An ninh không gian mạng tại Đại học Ulster, nhận định.
Theo The Hacker News, MoneyTaker là nhóm hacker "khét tiếng", được cho là đang hoạt động tại Nga. Nhóm này hoạt động khá bí mật, chủ yếu nhằm vào các ngân hàng nhỏ, nơi hệ thống bảo mật yếu.
Theo soha.vn
TIN LIÊN QUAN
Theo Kaspersky Lab, đầu năm 2022, một nhóm tội phạm mạng nhiều lần tấn công các tổ chức chính phủ và quốc phòng ở Nga, cũng như các nước ở Đông Âu.
08/08/2022
Tổng thống Putin lưu ý rằng Học thuyết Hải quân mới phác thảo các biên giới của Nga, kể cả Bắc Cực và Biển Đen và thể hiện sẵn sàng bảo vệ vững chắc và bằng mọi cách các đường biên giới này.
Giới chức Nga vừa bắt giữ một nhà khoa học tại thành phố Novosibirsk thuộc vùng Siberia bị tình nghi phạm tội phản quốc.
03/07/2022
Website Bộ Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích Nga dường như bị tin tặc tấn công, với kết quả tìm kiếm dẫn đến một biểu tượng bằng tiếng Ukraina.
06/06/2022
Nhóm tin tặc quốc tế Anonymous đã truy cập được hơn một triệu email của ALET - công ty môi giới hải quan của Nga chuyên giao dịch với các nhà xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, than đá và khí đốt hóa lỏng, theo một tweet được phát hành bởi nhóm này.
27/04/2022
Một nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy số lượng các cuộc tấn công DDoS vào các công ty Nga trong tháng 3 đã tăng gấp 8 lần. Đồng thời, thời gian trung bình của chúng tăng từ 12 phút lên 29 giờ.
01/04/2022
Nhóm tội phạm mạng đứng sau Racoon Stealer đã đình chỉ hoạt động của phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu này vì một trong những nhà phát triển nó chết khi Nga tấn công Ukraine.
26/03/2022
Ngày 6-3, TASS đưa tin, Bộ Phát triển kỹ thuật số, viễn thông và truyền thông đại chúng Nga sẽ chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin của nước này.
06/03/2022
Nhóm tin tặc Nga Conti được cho là đã lấy cắp thông tin cá nhân của nhiều nhân vật đình đám liên quan đến những món đồ trang sức họ mua bán tại công ty Graff.
02/11/2021
Nga đang điều tra nền tảng video Youtube vì nghi ngờ lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường, đưa ra những quyết định thiên vị.
20/04/2021