22 sự thực bất ngờ và thú vị về nước Nga
1. Năm 2011, Bia mới được coi là đồ uống có cồn ở Nga
(Ảnh: Getty)
Năm 2011, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev chính thức ký thành luật coi bia là đồ uống có cồn. Kể từ đó, Nga bắt đầu giới hạn những nơi được phép bán loại đồ uống này.
Trong tiếng Nga có từ "веселье" có nghĩa là “sung sướng” hay “hớn hở” và thể động từ của nó là "веселиться". Một sự khác biệt hoàn toàn giữa từ "веселье” của Nga và từ “fun” trong tiếng Anh đó là không thể dùng từ này trong môi trường công sở.
3. McShrimp chỉ có ở Nga
(Ảnh: Getty)
McDonald\'s hiện có 35.000 cửa hàng trên toàn thế giới, lớn hơn cả tổng số các cửa hàng của Burger King, Wendy, Tace Bell và Arby gộp lại. McDonald phục vụ khoảng 70 triệu lượt khách mỗi ngày ở hơn 120 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu người ta có thể dễ dàng tìm mua bánh mỳ kẹp thịt ở bất cứ đâu ở Mỹ, thì họ lại chỉ tìm mua được bánh mỳ kẹp tôm (McShrimp) ở Nga, giống như chỉ mua được McNoodles ở Úc. Tại Nga, McDonald chỉ bán bánh mỳ kẹp tôm.
Trước khi bắt đầu một hành trình, người Nga thường nói “hãy ngồi yên cho chuyến đi”. Họ sẽ ngồi yên lặng vài giây và cầu nguyện nhanh chóng cho một chuyến đi bình an.
Người Nga quan niệm, nếu thổi sáo trong nhà, tất cả tiền bạc sẽ bay qua cửa.
Hầu hết người Nga theo Công giáo, nhưng thực tế, tại Nga mọi người tặng quà nhau vào đêm Giao thừa và sang Năm mới hơn là trong dịp Giáng sinh.
Người Nga tổ chức Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng năm, do đó Tết năm mới của Nga sớm hơn Giáng sinh.
Ngoài dịp ăn mừng năm mới theo lịch Julian vào ngày 13-14/1 hay còn gọi là “Ngày năm mới cũ” thì Nga cũng tổ chức năm mới theo lịch như các nước phương Tây vào ngày 1/1. Nếu Tết 1/1 là dịp để bạn bè tổ chức các bữa tiệc thì “Ngày năm mới cũ” là dịp cho sum vầy gia đình và các sự kiện văn hóa.
Người Nga thường phải đi một đoạn đường dài rồi mới quay trở lại nhà trong trường hợp quên đồ, hoặc phải nhờ người thân mang đồ ra ngoài giùm. Bởi người Nga quan niệm quay trở về nhà ngay sau khi rời đi là điềm gở.
(Ảnh: Getty)
Tình trạng mất cân bằng giới ở Nga là vấn đề rất đáng quan tâm. Ở các vùng đô thị của Nga, tình trạng này thậm chí nghiêm trọng hơn, cứ 1.183 nữ mới có 1.000 nam.
Nói cách khác, 22% dân số Nga đang sống ở châu Á. Dân số Nga tập trung ở phía Tây nước này. Do đặc trưng diện tích rộng lớn, lãnh thổ Nga nằm rải rác trên nhiều múi giờ. Trước kia Nga từng có 11 múi giờ, nhưng kể từ năm 2010, Nga quyết định giảm còn 9 múi giờ để tiện cho mọi hoạt động. Dù vậy, Nga vẫn là nước có nhiều múi giờ nhất thế giới.
Người Nga thường treo thảm trên tường. Thói quen này bắt nguồn từ quá khứ khi tường nhà ở đây được làm rất mỏng, việc treo thảm lên tường nhằm ngăn tiếng động từ nhà hàng xóm, hay nhằm cách âm.
Hệ thống tàu điện ngầm ở Nga ra đời từ những năm 1930 một phần để sử dụng như hầm trú trong thời kỳ chiến tranh. Ga tàu điện ngầm Park Pobedy nổi tiếng với độ sâu 84m và có chiều dài gấp 1,7 lần chiều dài bể bơi của Thế vận hội Olympic. Đây là ga tàu sâu thứ 4 thế giới.
Nước Nga cũng nổ tiếng với kỷ lục số người đi tàu điện ngầm nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi ngày có khoảng 9 triệu người sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm tại Nga, nhiều hơn cả số người ở London và New York cộng lại.
Bề mặt Nga còn to hơn cả sao Diêm vương.
Cụ thể là, với diện tích bề mặt là 17 triệu km2, nước Nga thậm chí còn to hơn cả sao Diêm vương (16.6 triệu km2). Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia có điều kiện địa lý khá khắc nghiệt, với 77% diện tích là băng lạnh.
Vợ chồng nhà Vassilyev và "đội quân" con cái.
Cụ thể, vào thế kỷ 18, một bà mẹ người Nga mắn đẻ đã cho ra đời một lèo 16 cặp sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh bốn, tổng cộng 69 đứa con trong vòng 40 năm với cùng một ông đàn ông. Bà này có tên Valentina Vassilyev, một nông dân tại tỉnh Shuya, còn ông chồng là Feodor Vassilyev. Bất ngờ hơn là sau Valentina, ông chồng "tốt giống" lại có thêm 18 đứa con nữa với vợ hai. Tổng cộng ông này "sản xuất" được 87 hậu duệ, trong đó 82 người sống sót khỏe mạnh.
Năm 1908, đội tuyển Olympic Hoàng gia Nga đã tới London trễ mất 12 ngày và không kịp tham gia Thế vận hội. Lý do được đưa ra là nước Nga vẫn chưa thèm đổi sang sử dụng Tây Lịch, vì vậy họ mặc định ngày tổ chức sự kiện được tính theo lịch cũ.
Thậm chí đến thời điểm này, khoảng 1/3 người Nga vẫn còn tin là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Mặt khác, nhiều ông "Nga ngố" giàu sụ còn có sở thích thuê xe cứu thương giả để đi cho... nhanh, đỡ phải chờ đợi đèn đỏ.
Kể từ năm 1959, các nhà khoa học Nga đã bắt đầu thuần dưỡng cáo tuyết và biến chúng trở thành vật nuôi trong nhà vì có nhiều tính chất giống loài chó. Khởi đầu cho phong trào này là Tiến sĩ Dmitri Belyaev, tới nay Viện nghiên cứu Tế bào và di truyền tại Novosibirsk vẫn tiếp tục nhận nuôi các chú cáo này làm thú cưng.
Có râu là nôn tiền ra!
Trước đây dưới sự trị vì của Peter đại đế vào thế kỷ 16, có một loại thuế gọi là "thuế nuôi râu". Bất cứ ai để râu trong thời kỳ này đều sẽ phải nộp tiền thuế. Ý tưởng này đến với Peter đại đế sau khi ông đi thăm thú Châu Âu và phát hiện rằng rất nhiều quốc gia phát triển đều không có ai nuôi râu. Vì vậy, làm thế nào để đưa văn hóa "mày râu sạch sẽ" đến với cái xứ ăn lông ở lỗ này? Đánh thuế!
Một số bảo tàng tại Nga đã "thuê" lũ mèo đỏng đảnh làm nhân viên chính thức. Không phải là để làm tiếp tân hay để trang trí, mà chúng có công ăn việc làm thật sự: tiêu diệt lũ chuột đáng ghét ngày đêm phá hoại các tác phẩm của nhân loại.
Từ "Vodka" có nguồn gốc từ một từ tiếng Nga là "Voda", có nghĩa là nước. Chúng ta thường thấy, cứ nhắc đến Nga là phải nhắc đến rượu Vodka, người Nga cũng tu Vodka như nước lã. Có lẽ cũng vì lý do này, 25% dân số người Nga đã chết trước khi tới tuổi 55, trong khi Mỹ chỉ là 1%. Vâng, cũng nhờ Vodka cả.
Thậm chí, trong thời gian kinh tế bị lạm phát, nhiều trường học còn quyết định trả lương cho các giáo viên bằng rượu vodka.
Nếu bạn lái một chiếc xe phủ đầy bụi bẩn thỉu đi khắp nước Nga, nguy cơ rất cao là bạn sẽ bị cảnh sát tuýt còi, nhất là nếu biển số xe của bạn "nhìn mãi không thấy đường". Khoản tiền phạt cho vụ không biết giữ mỹ quan đô thị này là khoảng 16USD (tương đương 320 nghìn VNĐ).
Theo các nhà địa lý, nước Nga có ít nhất 15 thành phố không tên và cũng chẳng ai biết chúng ở nơi nào, kể cả là người Nga bản xứ.
Trước đây Nga có hẳn 11 múi giờ, thế nhưng kể từ năm 2010, quốc gia này quyết định giảm số múi giờ xuống còn 9 để tiện cho công việc và giao tiếp trên cả nước. Tuy nhiên kể cả thế thì Nga vẫn là nước có nhiều múi giờ nhất trên thế giới.
Theo
TIN LIÊN QUAN
Là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của nước Nga, Bảo tàng Quốc gia Nga là nơi trưng bày kho tàng đồ sộ những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhất của các nghệ sĩ Nga.
13/07/2022
Thành phố yên bình và nên thơ nằm dọc sông Đông còn có nhiều tên gọi khác như “thủ đô phương Nam” của nước Nga, “Cánh cổng Kavkaz” và “Thủ đô sông Đông."
03/05/2022
Giới hạn giờ chó sủa, lượng tiêu thụ thực phẩm khổng lồ là một trong những điều thú vị tại thủ đô nước Nga.
03/05/2022
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người nhưng mỏ muối ảo giác bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga vẫn thu hút nhiều người khám phá bởi vẻ đẹp kỳ ảo của nó.
02/04/2022
Yakutia, hay Cộng hòa Sakha, Nga, được coi là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới.
14/03/2022
Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga.
10/03/2022
Du khách tới đây từng rất bất ngờ trước cảnh tượng rất nhiều cô gái mặc trang phục váy cưới vui chơi trên đường phố.
09/03/2022
Lada Niva Travel 2021 có thiết kế đơn giản đặc trưng của Nga, phục vụ chủ yếu cho việc đi địa hình, có cả "ống thở" trên nóc xe cùng các chi tiết mang phong cách vuông vức, bụi bặm.
05/10/2021
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Omsk có logo, bản đồ và đồng xu để đi tàu riêng. Tuy nhiên, hành khách chẳng thể đi đâu được, do cả hệ thống vẻn vẹn chỉ có một nhà ga duy nhất. Vậy người dân ở đây sử dụng nhà ga này như thế nào?
12/07/2021
Bảo tàng Kalashnikov là địa danh nổi tiếng tại thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, LB Nga. Nơi đây lưu giữ và trưng bày tất cả các loại vũ khí được sản xuất tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhevsk ra đời năm 1807 và đã hơn 200 tuổi, gắn với nhiều tên tuổi, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga.
08/03/2021