Vietnews.ru
Giới thiệu

Bí ẩn những miệng hố khổng lồ liên tục xuất hiện ở Nga

22/10/2020 (Đọc 5 phút)


Miệng hố bí ẩn xuất hiện ở Nga có thể do hoạt động bí mật của quân đội, do va chạm của thiên thạch và thậm chí là dấu vết khi hạ cánh của UFO.

Hồ sơ - Bí ẩn những miệng hố khổng lồ liên tục xuất hiện ở Nga
Ảnh chụp miệng hố ở Siberia vào năm 2014.

Khi miệng hố khổng lồ - nhìn từ trên cao trông giống như một cái lỗ dẫn đến trung tâm Trái đất - lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 trên bán đảo Yamal, vùng lãnh nguyên Siberia, đã có nhiều suy đoán về nguồn gốc của nó.

Có quan điểm cho rằng miệng hố bí ẩn này là do hoạt động bí mật của quân đội, do va chạm của thiên thạch và thậm chí là dấu vết khi hạ cánh của UFO. Mặc dù không tin vào những suy đoán nói trên nhưng bản thân các nhà khoa học cũng từng cảm thấy sự xuất hiện của chúng là điều khó hiểu.

“Một số đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng có thể đó là một thiên thạch, một vụ nổ công nghệ hoặc thử nghiệm vũ khí”, Evgeny Chuvilin, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Phục hồi Hydrocacbon của Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo nói với RBTH.

Miệng hố khổng lồ

Hồ sơ - Bí ẩn những miệng hố khổng lồ liên tục xuất hiện ở Nga (Hình 2).
Các nhà khoa học Nga nghiên cứu hố khổng lồ.

Evgeny Chuvilin vừa hoàn thành chuyến thám hiểm nhằm mục đích đo đạc miệng hố mới hình thành trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Hố mới tình cờ được phát hiện vào mùa hè năm 2020 bởi một đoàn truyền hình Nga khi bay qua lãnh nguyên Siberia. Nó có độ sâu 30 m và rộng 20 m. Hầu hết các hố tương tự trong khu vực cũng được phát hiện một cách tình cờ bởi những người chăn nuôi địa phương hoặc các nhà khoa học.

Các nhà khoa học đã sử dụng ảnh vệ tinh để ước tính sơ bộ về số lượng miệng hố trong khu vực và miệng hố vừa phát hiện là cái thứ 17.

Các nhà khoa học đã đưa ra những giải thích tương đồng về cách mà các miệng hố được tạo ra. Về cơ bản, những miệng hố này hình thành khi một lượng đáng kể khí mê-tan lấp đầy các hốc tự nhiên khổng lồ bên dưới mặt đất và phát nổ do tia lửa được tạo ra khi ma sát với đá.

Các nhà khoa học tin rằng, biến đổi khí hậu cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ tạo nên miệng hố ngày càng nhiều trong khu vực. Khi nhiệt độ trung bình trong khu vực tăng lên, lớp băng vĩnh cửu không còn vững chắc như trước nữa và ở một số nơi nhất định, nó gánh chịu áp lực từ bên trong lòng đất. Bề mặt trái đất bị đùn lên thành ụ đất lớn do áp lực từ bên dưới bề mặt và sau đó một vụ nổ đột ngột được kích hoạt giải phóng năng lượng lớn phá hủy lớp này.

Dự đoán vụ nổ tiếp theo

Hồ sơ - Bí ẩn những miệng hố khổng lồ liên tục xuất hiện ở Nga (Hình 3).
Miệng hố khổng lồ mới nhất xuất hiện vào năm 2020.

Mặc dù các nhà khoa học nắm được quá trình độc đáo này, nhưng họ khó dự đoán được các vụ nổ trong tương lai, điều có thể gây ra những tổn thất về vật chất. Mặc dù khu vực bị ảnh hưởng bởi các vụ nổ trước đây phần lớn không có người ở, nhưng cơ sở hạ tầng khai thác khí đốt và các cộng đồng địa phương nhỏ vẫn ở xung quanh đó.

Khoa học đang khám phá khả năng một ngày nào đó có thể xác định chính xác các vụ nổ trong tương lai bằng cách xem xét các dấu hiệu trong khu vực.

“Các nhà khoa học nghiên cứu hình ảnh vệ tinh đã phát hiện ra rằng trước khi miệng hố được hình thành, một ụ đất được dồn lên giống như ngọn đồi phát triển nhanh trên bề mặt. Ngọn đồi lớn dần lên cho đến khi vượt qua một số chỉ số quan trọng và sau đó nó phát nổ. Chúng chủ yếu hình thành ở những khu vực khó tiếp cận và rất khó để quan sát chu kỳ đầy đủ”, Chuvilin nói.

Cho đến nay, các nhà khoa học cần thu thập nhiều mẫu hơn từ mặt đất và chạy thử nghiệm để xác nhận các mô hình hiện có - một quá trình phức tạp bởi thực tế là các miệng hố được nghiên cứu sẽ nhanh chóng biến thành hồ khi nước ngầm lấp đầy chúng sau các vụ nổ.

Các công ty công nghiệp khai thác khí đốt trong khu vực có cơ sở hạ tầng là những cộng sự tiềm năng cho các nhà khoa học nghiên cứu các miệng hố này. Vì các vụ nổ ngẫu nhiên gây ra một số nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng đắt tiền của họ nên các công ty này sẽ vì lợi ích tốt nhất mà giúp thúc đẩy công việc của các nhà khoa học.

“Băng cháy là nguồn năng lượng có triển vọng, chứa nhiều tài nguyên khí hơn đáng kể so với các mỏ thông thường. Băng cháy gây ra mối nguy hiểm cho việc thăm dò và sản xuất các mỏ hydrocacbon”, một bài báo nghiên cứu trên tạp chí Geoscience nhấn mạnh.

Theo nguoiduatin.vn


Tags: bí ẩn, miệng hố khổng lồ,
#bí ẩn #miệng hố khổng lồ


TIN LIÊN QUAN

Là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của nước Nga, Bảo tàng Quốc gia Nga là nơi trưng bày kho tàng đồ sộ những tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhất của các nghệ sĩ Nga.

Thành phố yên bình và nên thơ nằm dọc sông Đông còn có nhiều tên gọi khác như “thủ đô phương Nam” của nước Nga, “Cánh cổng Kavkaz” và “Thủ đô sông Đông."

Giới hạn giờ chó sủa, lượng tiêu thụ thực phẩm khổng lồ là một trong những điều thú vị tại thủ đô nước Nga.

Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người nhưng mỏ muối ảo giác bỏ hoang ở Yekaterinburg, Nga vẫn thu hút nhiều người khám phá bởi vẻ đẹp kỳ ảo của nó.

Yakutia, hay Cộng hòa Sakha, Nga, được coi là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Cung điện Mùa Đông ở thành phố St. Petersburg được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất và là niềm tự hào của người dân Nga.

Du khách tới đây từng rất bất ngờ trước cảnh tượng rất nhiều cô gái mặc trang phục váy cưới vui chơi trên đường phố.

Lada Niva Travel 2021 có thiết kế đơn giản đặc trưng của Nga, phục vụ chủ yếu cho việc đi địa hình, có cả "ống thở" trên nóc xe cùng các chi tiết mang phong cách vuông vức, bụi bặm.

Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Omsk có logo, bản đồ và đồng xu để đi tàu riêng. Tuy nhiên, hành khách chẳng thể đi đâu được, do cả hệ thống vẻn vẹn chỉ có một nhà ga duy nhất. Vậy người dân ở đây sử dụng nhà ga này như thế nào?

Bảo tàng Kalashnikov là địa danh nổi tiếng tại thành phố Izhevsk– thủ phủ Cộng hòa Udmurtia, LB Nga. Nơi đây lưu giữ và trưng bày tất cả các loại vũ khí được sản xuất tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhevsk ra đời năm 1807 và đã hơn 200 tuổi, gắn với nhiều tên tuổi, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Nga.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022