Các nhà sản xuất Nga "hân hoan" khi Moskva đáp trả phương Tâ
Theo báo chí Nga, các nhà sản xuất nội địa Nga tỏ ra "hân hoan" khi điện Kremlin ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt, cá, rau quả và sữa từ châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy trong thời hạn một năm, và khẳng định sẵn sàng thay thế các mặt hàng nhập khẩu bằng hàng hóa sản xuất trong nước.
Trong khi đó, các nhà cung cấp từ các nước không nằm trong diện trừng phạt cũng thể hiện rõ niềm hy vọng sẽ lấp khoảng trống trên thị trường Nga.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga đang phải đối phó với sức ép chống tăng giá và tình trạng khan hiếm hàng hóa ở các siêu thị. Bộ Nông nghiệp và Bộ Kinh tế nước này dự báo lạm phát có thể sẽ bùng phát trở lại ở mức hai con số trong thời gian ngắn hạn.
Còn giới phân tích kinh tế nhận định lạm phát sẽ kéo dài suốt thời gian tiến hành cuộc chiến thương mại. Chính quyền sẽ phải thỏa thuận với các nhà phân phối và đại lý bán hàng trên cả nước để kiềm chế giá và chống những kẻ cơ hội lợi dụng tình hình để đẩy giá cả lên cao. Tuy nhiên, mức độ thành công phụ thuộc lớn vào nguồn cung sẽ hình thành trong tương lai. Dự kiến, các nhà sản xuất nông nghiệp sẽ nhận được gói hỗ trợ 1,7 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Nga, các nước nằm trong danh sách trả đũa chiếm hơn 10% thị trường ở nhóm thịt, cá và rau quả. Bộ này tin rằng các nhà sản xuất nội địa và các nhà cung cấp từ Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước láng giềng trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sẽ có đủ khả năng lấp đầy khoảng trống nói trên.
Trong khi đó, đại diện các hiệp hội sản xuất, đánh bắt hải sản và chế biến sữa đều cam kết với Chính phủ Nga về khả năng bù đắp thiếu nguồn cung bằng hàng hóa trong nước. Bộ Thương mại Nga cũng đã làm việc với hơn 40 nhà xuất khẩu từ các nước Mỹ Latinh đề nghị sớm tham gia thị trường Nga.
Về phía mình, các cơ quan chức năng ở châu Âu đang tổng hợp số liệu thiệt hại từ các biện pháp trả đũa của Nga. Theo ước tính, các nhà sản xuất nông sản và thực phẩm châu Âu sẽ mất 12 tỷ euro. Châu Âu ít nhiều sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung, giảm thu nhập ngân sách và thất nghiệp.
Trong khi đó, một số nhà phân tích độc lập cho rằng hàng hóa của các nước bị cấm nhập sớm muộn cũng sẽ tìm được lối vào thị trường Nga qua các nước giáp biên vì Nga đã hạ mọi rào cản hải quan với Belarus và Kazakhstan, là hai thành viên của Liên minh kinh tế Âu-Á./.
Theo Vietnam+
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm hôm thứ Năm 20/7 khi Nga bắt đầu bơm lại dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, đường ống lớn nhất của nước này đến châu Âu, sau 10 ngày bảo trì.
21/07/2022
Gazprom vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào về việc tuabin cho Nord Stream 1 sẽ sớm được trao trả cho Nga từ Canada.
20/07/2022