Năng lượng Nga tìm mọi cách \'lật ngược\' thế lực đồng bạc xanh
Việc thanh toán các giao dịch bằng đồng rúp hoặc euro sẽ hạn chế sự tiếp xúc với Mỹ, bộ trưởng kinh tế Nga cho biết.
Năng lượng Nga tìm mọi cách \'lật ngược\' thế lực đồng bạc xanh.
Nga đang tìm cách xây dựng các cơ chế giao dịch tiền tệ bằng euro và rúp để xuất khẩu nguồn năng lượng khổng lồ - một động thái tránh sử dụng đồng đô la và đưa Moscow ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ đứng đầu.
EU muốn giao dịch bằng đồng rúp nội tệ
Tránh hệ lụy từ Mỹ
Maxim Oreshkin, Bộ trưởng Kinh tế Nga, nói với Thời báo Tài chính rằng Nga muốn giảm thiểu tiếp xúc với Mỹ bằng cách thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thông qua các giao dịch đồng rúp.
Chúng tôi có một loại tiền tệ rất tốt, nó ổn định. Tại sao không sử dụng nó cho các giao dịch toàn cầu?, ông Oreshkin nói trong một cuộc phỏng vấn.
"Tại một thời điểm nào đó, chúng tôi muốn [bán dầu và khí đốt] bằng đồng rúp. Câu hỏi ở đây không phải là có chi phí nào quá cao khi làm theo cách đó hay không, mà là nếu cơ sở hạ tầng tài chính rộng mở này được tạo ra, nếu chi phí ban đầu rất thấp thì tại sao lại không?"
Tập đoàn Gazprom của chính phủ Nga đã xuất khẩu khí đốt tự nhiên trị giá 51 tỷ USD sang châu Âu vào năm ngoái, trong khi Rosneft thuộc sở hữu nhà nước Nga đã xuất khẩu 123,7 triệu tấn dầu.
Moscow đã tìm cách bù đắp sự ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ thông qua một chương trình "giảm tác dụng đô la hoá". Ngân hàng trung ương Nga đã giảm nắm giữ tín dụng Kho Bạc của Mỹ từ 96 tỷ USD xuống chỉ còn 8 tỷ USD trong 18 tháng qua.
Ông Oreshkin đã đề cập tới xu thế phổ biến của trái phiếu Nga đối với các nhà đầu tư nước ngoài như một bằng chứng cho rằng Moscow sẽ có thể xuất khẩu năng lượng bằng đồng nội tệ.
"Các công ty EU, các nhà đầu tư đang mua tài sản bằng đồng rúp… Tại một thời điểm trong tương lai, các công ty năng lượng cũng có thể sử dụng tài sản rúp", ông Oreshkin nói.
Các công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng mạnh trong nền kinh tế Nga, hiện đang tìm kiếm các giao dịch bằng đồng nội tệ để thay thế những căng thẳng địa chính trị liên tục với Mỹ.
Rosneft đã định giá đấu thầu giao ngay tháng 9 và tháng 10 bằng euro, trong khi Gazprom vào tháng 3 đã bán lô hàng hóa khí đốt tự nhiên đầu tiên có giá bằng đồng rúp cho một công ty Tây Âu.
Chuyển đổi doanh thu từ dầu và khí đốt, chiếm khoảng một nửa ngân sách của Nga, từ đồng đô la sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với nước này, dự kiến sẽ ghi nhận thặng dư ngân sách năm 2019 ở mức 1,5% GDP, một phần nhờ vào tỷ giá hối đoái thuận lợi.
Ông Oreshkin cũng cho biết chính phủ đã chuẩn bị chi một khoản tiền nhất định trong Quỹ quốc gia Rbs8.2tn, được tiết kiệm từ năm 2017 bằng cách dự trữ khoản doanh thu tăng thêm của tất cả lượng dầu được bán ở mức hơn 40 đô la/thùng.
Tín hiệu từ EU và giá dầu
Điện Kremlin hy vọng khoản tiền họ chi tiêu thêm này sẽ khởi động tăng trưởng của Nga, dự kiến sẽ giảm xuống dưới 1% GDP trong năm nay và được cho là ảnh hưởng phần nào bởi sự bùng nổ cho vay tiêu dùng không bền vững.
Khi giá dầu giảm, điều này có nghĩa là nguồn cung ngoại tệ không đủ cho nền kinh tế. Bạn cần phải trang trải nó bằng tài sản ngoại tệ mà bạn có, ông Mr Oreshkin nói về quỹ tài sản trên.
Ông Oreshkin ban đầu đã kêu gọi tiến hành đầu tư ra nước ngoài vào một quỹ tài sản có chủ quyền theo kiểu Na Uy. Ông nói, sự thay đổi gần đây trong chính sách đối với chi tiêu trong nước sẽ được tiến hành phù hợp với các khoản đầu tư tư nhân bổ sung và để tìm cách giảm thiểu những lo ngại của ngân hàng trung ương về sự gia tăng lạm phát.
Ông Oreshkin cũng cho biết Nga có ý định đẩy mạnh thương mại song phương với EU. Trong những tháng gần đây, các nhà lãnh đạo như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã kêu gọi xây dựng mối quan hệ chính trị và khôi phục quan hệ kinh doanh với Moscow sau năm năm trừng phạt sau việc sáp nhập Crimea năm 2014.
"Khi ông Macron làm bộ trưởng kinh tế [Pháp], ông ấy đã đứng đầu ủy ban phát triển giữa Nga và Pháp. Bây giờ ông ấy biết làm thế nào để tiếp cận và có các dự án chung", ông Oreshkin nói.
EU muốn đảm bảo các công ty như Nokia và Ericsson có thể cạnh tranh với Huawei Trung Quốc tại thị trường đang phát triển ở Nga đối với truyền thông di động 5G và các nhà sản xuất thực phẩm của khối này cũng hy vọng sẽ quay trở lại thị trường Nga – điều hiện đang bị ngăn chặn bởi các biện pháp bảo hộ để đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu
Tuy nhiên, Nga khó có thể chấp nhận xuất khẩu thực phẩm của EU trừ khi Brussels nới lỏng sự tiếp cận của Moscow với thị trường châu Âu, ông Oreshkin nói.
Ngoài ra còn có rất nhiều rào cản ở phía châu Âu với các khoản trợ cấp nông nghiệp, quy định kỹ thuật, điều này hạn chế sự tiếp cận của các sản phẩm của Nga trên thị trường châu Âu, v.v. Nếu bạn đang nói về thương mại tự do, thì đó phải là giao dịch tự do thực sự và không phải là giao dịch tự do một phần, ông Oreshkin khẳng định.
Theo vn.vietnews.ru
TIN LIÊN QUAN
Công ty Pertamina (Indonesia) và Rosneft (Nga) đang thúc đẩy dự án xây dựng nhà máy lọc dầu nói trên ở tỉnh Đông Java để sản xuất nhiên liệu và nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp hóa dầu.
06/07/2022
Việc đình chỉ hoạt động trung chuyển là cần thiết do các vấn đề kỹ thuật được cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng Rospotrebnadzor phát hiện.
06/07/2022
Đây là một trong những phát hiện lớn nhất từ trước đến nay ở Nga, tập đoàn dầu khí Rosneft cho biết.
04/07/2022
Chính phủ Nga đã bổ sung ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải được thanh toán bằng đồng rúp. Nghị quyết về vấn đề này đã được phê chuẩn vào hôm qua (1/7).
02/07/2022
Việc Nga thành lập công ty vận hành dự án Sakhalin 2 có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của Nhật Bản; các tập đoàn Mitsui và Mitsubishi có thể buộc phải rút khỏi dự án ở vùng Viễn Đông này của Nga.
01/07/2022
2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.
30/06/2022
Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.
30/06/2022