Nga có thể là cứu tinh của châu Âu
Theo Ivan Tchakarov, Kinh tế trưởng tại Renaissance Capital, khả năng Cộng hòa Síp chuyển sang xin hỗ trợ tài chính từ Nga đang ngày một tăng, sau khi đề xuất thuế tiền gửi bị Quốc hội Síp bác bỏ. Thuế trên chính là điều kiện để Síp nhận được 10 tỷ euro giải cứu từ eurozone. Vì vậy, nếu đồng ý hỗ trợ, Nga sẽ trở thành cứu tinh của cả châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Síp Michael Sarris cũng đã tới Moscow để trao đổi với các quan chức Nga. Ông cho biết Nga rất "hợp tác" về việc gia hạn khoản vay 3,2 tỷ USD (2,5 tỷ euro) cho Síp. Bên cạnh đó, nội dung cuộc họp cũng đang "tiến xa hơn", ám chỉ việc nước này có thể hỗ trợ tài chính cho Síp. Ông Sarris cũng cho biết sẽ tiếp tục đàm phán đến khi đạt thỏa thuận nhất định.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/2c/1d/Putin_490.jpg)
![Nga có thể là cứu tinh của châu Âu](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/2c/1d/Putin_490.jpg)
Nga có thể hỗ trợ tài chính để giải cứu Síp. Ảnh: AP
Tchakarov nhận định Nga đang được lôi vào cuộc sau khi bị ghẻ lạnh trong cuộc đàm phán cứu trợ Síp. "Đây chính là cơ hội tuyệt vời để Nga và Tổng thống Putin nâng cao hình ảnh. Họ có thể cho Síp vay tiền và trở thành cứu tinh của cả châu Âu. Kể từ giờ, Nga sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán", ông giải thích.
Tchakarov cũng nói thêm: "Lúc cuối ngày, chúng tôi chỉ bàn về chuyện 7 - 8 tỷ USD vay thêm cho bằng gói cứu trợ của Síp. Đối với Nga, đây chỉ là một sự thay đổi nhỏ mà thôi".
Tổng thống Nga Vladmir Putin và Thủ tướng Dimitry Medvedev đã chỉ trích kế hoạch thuế tiền gửi rất mạnh mẽ. Ông Putin gọi đây là sự "bất công, nghiệp dư và nguy hiểm". Còn ông Medvedev nói rằng đó là cách "sung công" tiền của dân.
Tchakarov giải thích: "Việc Nga không hài lòng cũng dễ hiểu. Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết họ đã bị bỏ quên trong các phiên đàm phán cứu trợ. Trong khi đó, Nga và Síp lại có mối liên hệ tài chính mật thiết".
Khoảng 30% - 40% tiền gửi tại các ngân hàng Síp, tương đương 20 tỷ euro, thuộc về các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân Nga. Số tiền trên sẽ gặp nguy hiểm nếu Síp không tìm được phương án giải cứu. Vì vậy, trợ giúp quốc đảo này cũng là một bước đi khá hợp lý với Nga.
TIN LIÊN QUAN
Gazprom vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào về việc tuabin cho Nord Stream 1 sẽ sớm được trao trả cho Nga từ Canada.
20/07/2022
Công ty dầu khí quốc gia Iran và tập đoàn Gazprom ký một thỏa thuận hợp tác trị giá khoảng 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng.
19/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu là "tình huống bất khả kháng" và họ không phải chịu trách nhiệm.
19/07/2022
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov cho rằng Nga có khả năng tự sản xuất tất cả các thiết bị cần thiết để mở rộng mạng lưới khí hóa trong nước.
18/07/2022
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
13/07/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới.
13/07/2022
Ông Didier Reynders, ủy viên tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), cho biết khối này đã đóng băng số tài sản trị giá 13,8 tỉ USD của Nga kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra vào ngày 24-2.
12/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tính đến ngày 1/7, dự trữ ngoại tệ của Nga đã lên tới 586,8 tỷ USD.
09/07/2022
Trong những tuần gần đây, Nga đã cắt giảm tới 60% lượng khí đốt cung cấp sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, dưới biển Baltic, với lý do các vấn đề kỹ thuật.
09/07/2022
Công ty Pertamina (Indonesia) và Rosneft (Nga) đang thúc đẩy dự án xây dựng nhà máy lọc dầu nói trên ở tỉnh Đông Java để sản xuất nhiên liệu và nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp hóa dầu.
06/07/2022