Vietnews.ru
Môi trường

Hồ Baikal bị đe dọa: Vì sao động thái mới của chính phủ Nga lại khiến dư luận nước này "dậy sóng"?

04/08/2020 (Đọc 4 phút)


Hồ Baikal được coi là hòn ngọc vùng Siberia. Ảnh: Pixabay

Với hệ sinh thái đa dạng và phong cảnh đẹp, hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - còn được mệnh danh là "hòn ngọc của Siberia".

Một đạo luật mới của Nga cho phép việc phá rừng và xây dựng gần khu vực hồ Baikal ở Siberia đã dấy lên một làn sóng phản ứng dữ dội trong dư luận nước này, sau khi nhiều nhà hoạt động môi trường cảnh báo rằng đạo luật này đe dọa các khu vực bảo tồn thiên nhiên, báo The Moscow Times đưa tin.

Với hệ sinh thái đa dạng và phong cảnh đẹp, hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - còn được mệnh danh là "hòn ngọc của Siberia". Tuy nhiên, viên ngọc quý ấy đã phải chịu nhiều tác động bởi các vấn đề môi trường như ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ và hoạt động canh tác nông nghiệp.

Thậm chí, nhà đầu tư Trung Quốc từng có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất nước uống đóng chai gần hồ Baikal, nhưng dự án này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người dân địa phương, và cuối cùng giới chức Nga đã phải can thiệp để ngừng dự án này vào năm ngoái.

The Moscow Times cho biết, hôm thứ 6 tuần trước (31/7), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua đạo luật mới, cho phép việc chặt cây và xây dựng tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên đặc biệt trong khoảng thời gian từ nay cho đến năm 2024, nhằm phục vụ mục đích xây mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.

Đạo luật này cũng cho phép tạm thời bỏ qua các yêu cầu của nhà nước về việc thực hiện đánh giá các tác động đối với môi trường trước khi tiến hành xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.

Các nhà môi trường học cảnh báo rằng đạo luật trên - đặc biệt là điều khoản liên quan đến việc đánh giá tác động đối với môi trường - là một tiền lệ nguy hiểm và có thể còn được mở rộng hơn nữa về quy mô trong tương lai, ảnh hưởng tiêu cực tới sự bảo vệ pháp lý đối với những khu vực dễ bị tác động xung quanh hồ Baikal.

"Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến riêng hồ Baikal, mà còn tác động đến tất cả những khu vực bảo tồn và công viên quốc gia trên toàn nước Nga", ông giám đốc phụ trách các khu vực bảo tồn thiên nhiên đặc biệt của tổ chức Greenpeace Russia, nói với The Moscow Times.

Bên cạnh đó, đạo luật vừa được chính phủ Nga thông qua cũng mâu thuẫn với các điều kiện để Hồ Baikal được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, theo ông Kreyndlin, và điều này có thể khiến UNESCO chuyển hồ Baikal vào danh sách Di sản Thế giới bị Đe dọa.

Nhiều cư dân mạng đã mạnh mẽ phản đối đạo luật mới của chính phủ Nga với hashtag #SaveBaikal (#CứuBaikal).

Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Nga đã khẳng định rằng họ không có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt mới dọc theo bờ hồ Baikal. Theo công ty này, đạo luật mới chỉ cho phép họ chặt một dải rừng dài khoảng 10-15 mét để xây dựng các cơ sở hạ tầng công nghệ dọc theo đường ray hiện có, nếu như họ không có giải pháp thay thế nào khác.

Theo Trí Thức Trẻ


Tags: Baikal,
#Baikal


TIN LIÊN QUAN

Tỉ phú giàu nhất Nga nộp phạt kỷ lục 2 tỉ USD sau khi sự cố tràn dầu gây thiệt hại cho vùng đất Bắc Cực nguyên sơ.

Giới chức Nga nói vụ tràn dầu ở trạm nhiệt điện gần Norilsk, miền bắc nước Nga phía trên vòng Bắc Cực, hồi tháng 5 là sự cố lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Máu từ một trang trại cá hồi đã nhuộm đỏ một dòng sông ở Nga. Vụ việc gây xôn xao dư luận và khiến giới chức địa phương phải vào cuộc.

Các nhà chức trách hôm 11/12 thông báo họ đang điều tra nguyên nhân khiến gần 300 con hải cẩu nguy cấp chết dạt vào bờ biển Caspi.

Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rác thải, cụ thể những lo ngại biến đổi khí hậu và ô nhiễm tại các bãi chôn lấp ngày càng gia tăng, đã trở thành mối quan tâm đối với cả cộng đồng và Chính phủ Nga.

Đoạn video ám ảnh cho thấy hàng nghìn con cá chết bí ẩn ở miền nam Nga, vài tuần sau một sự cố khác tại đây.

Điện Kremlin không nhìn thấy mối liên quan nào giữa những gì đã xảy ra trên các bãi biển Kamchatka và vụ dầu tràn ở Norilsk. Đây là bình luận của thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov về tình hình sinh thái trong khu vực.

Tại khu vực bờ biển vùng Viễn Đông của Nga, các sinh vật biển đang chết và trôi dạt vào bờ ngày càng nhiều, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa môi trường đang diễn ra.

Nga có thể mất quyền chủ tịch Hội đồng Bắc Cực vào năm 2021, lý do chính là tai nạn tràn 20.000 tấn dầu do Norilsk Nickel gây ra.

Với hệ sinh thái đa dạng và phong cảnh đẹp, hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - còn được mệnh danh là "hòn ngọc của Siberia".

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022