Cô giáo Nga đầu tiên của chúng tôi
©The Voice of Russia
Năm 1954, sau khi ký kết Hiệp định Genève kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, lần đầu tiên một nhóm lớn thanh niên Việt Nam được gửi đến Matxcơva. Họ cần theo học ở các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật Nga, sau đó thành chuyên gia trở về xây dựng nước Việt Nam mới. Nhưng trước tiên phải học cách nói và đọc bằng tiếng Nga. Dành cho việc này, Bộ Giáo dục Liên Xô đã mở các khóa học và mời những giảng viên- chuyên viên Nga học giầu kinh nghiệm của Nga đứng lớp, trong đó có Tiến sĩ Ngữ văn Sophia Korchikova. Tuy nhiên, kinh nghiệm chuyên môn mà số giáo viên này tích lũy được là qua việc giảng dạy tiếng Nga cho sinh viên và học sinh Nga. Còn trong trường hợp với các sinh viên người Việt, phải bắt đầu từ số 0, - bà Sophia Korchikova cho biết.
“Các sinh viên tương lai của chúng tôi khi ấy là những bạn trẻ rất nghiêm túc và ham học hỏi, nhưng không biết bất kỳ ngôn ngữ nào khác trừ tiếng mẹ đẻ. Còn chúng tôi thì không ai biết tiếng Việt. Có 21 giáo viên dạy cho 100 sinh viên. Và tất cả cùng nhau vạch ra phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ. Chúng tôi trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp từ trường Đại học Tổng hợp Matxcơva, ở đó cũng có sinh viên mới từ nhóm 100 thanh niên Việt Nam. Thế là sinh ra trường Nga giảng dạy tiếng Nga như ngoại ngữ. Hồi đó còn có các trợ lý, không chỉ giúp các sinh viên chuẩn bị bài học, mà còn đưa họ đi cửa hàng mua sắm vật dụng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và giúp những sinh viên nước ngoài hòa nhập vào cuộc sống Liên Xô. Một số người trong những trợ lý này, điển hình như bà Emma Lamm, cũng đã trở thành giảng viên và là tác giả của những cuốn giáo khoa được dịch ra nhiều thứ tiếng của thế giới”.
Bà Sophia Korchikova cho đến nay vẫn giữ liên lạc với các sinh viên Việt Nam đầu tiên mà bà coi là nhóm học trò quí giá nhất.
Bà giáo già chia sẻ: “Đó là nhóm tuyệt vời gồm các cậu bé và các cô bé, tuổi từ 15 đến 19. Tất cả đã học tập miệt mài với niềm say mê và tinh thần trách nhiệm hiếm có! Chúng tôi không chỉ đơn thuần là giáo viên và học sinh - chúng tôi còn là đồng nghiệp, cùng nhau làm việc để tạo nên phép mầu là thông hiểu một ngôn ngữ mới, một thế giới mới. Sau khi kết thúc khóa học tiếng ở chỗ chúng tôi, họ được phân công đến các trường đại học và trường kỹ thuật Nga, rồi trở về Việt Nam, trở thành những nhà khoa học, viên chức Chính phủ, chuyên viên xây dựng, quân nhân, nhà thơ hay giáo viên – nói chung đều để lại dấu ấn rõ rệt trong mọi lĩnh vực đời sống của đất nước. Hàng năm cứ đến tháng Mười họ lại hội ngộ và nhớ về thời tuổi trẻ. Và họ còn mời cả các những người thầy cũ của mình. Tôi và Emma Lamm đã hai lần được mời sang Việt Nam, vào năm 2007 và năm 2010, chúng tôi đã đi khắp đất nước, các học trò cũ đã chuẩn bị cho chúng tôi những cuộc gặp thật tuyệt diệu. Tất cả các cựu sinh viên Việt Nam tốt nghiệp khóa học của chúng tôi, bất kể là làm việc hay sinh sống ở đâu, đều là những người yêu nước Nga thắm thiết, là những thành viên tham gia tự nguyện và tích cực vào sự nghiệp quảng bá ngôn ngữ văn hóa Nga ở Việt Nam”.
Tiếng Nga đối với những cựu sinh viên người Việt này không chỉ là cơ sở cho nghề nghiệp, mà còn là cửa sổ mở ra thế giới, - học trò cũ của bà Sophia Korchikova, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan nhận xét. “Khởi đầu với những cuốn sách Nga dành cho trẻ em, và sau đó chúng tôi được biết nền văn học Nga và văn hóa Nga giàu có phong phú, tác động rất lớn vào nền văn hóa thế giới. Đối với chúng tôi tiếng Nga là cây cầu nối giữa Việt Nam và Nga với quan hệ phát triển và tăng cường mỗi ngày, và chúng tôi rất vui mừng về điều đó”.
Trong tiếng Nga có câu “sống thời tuổi trẻ thứ hai”. Về Sophia Korchikova có thể nói rằng tuổi trẻ của bà không bao giờ kết thúc. Bởi suốt cuộc đời quanh bà luôn có những chàng trai cô gái trẻ quây quần. Năm ngoái, bà đã hoàn thành hoạt động giảng dạy. Nhưng bà tiếp tục lãnh đạo Câu lạc bộ văn học của Trung tâm Văn hóa Đại học Mỏ quốc gia Matxcơva, hiệu đính những tuyển tập thơ ca. Tháng Ba năm nay, sẽ xuất bản cuốn sách giáo khoa tiếng Nga dành cho người Việt Nam. Còn đến tháng Mười, Sophia Korchikova sẽ lại bay sang Việt Nam, nơi nhóm học trò cũ của bà tập hợp mong đón cô giáo yêu quí để kỷ niệm 60 năm chuyến đi đến nước Nga.
Theo Tiếng nói nước Nga
TIN LIÊN QUAN
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022
Theo quy chế của Hiệp hội đường sắt quốc tế, đình chỉ sự tham gia của đường sắt Nga và Belarus - bao gồm cả các công ty con của họ - trong các hoạt động của Hiệp hội.
08/03/2022
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga đang khiến các đơn hàng Việt Nam xuất khẩu bị ngưng trệ và kẹt thanh toán.
05/03/2022