"Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?"
Học giả Nga cho rằng:Quan hệ truyền thống Nga-Việt là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì thế cân bằng khi quan hệ Việt-Mỹ bước lên tầm cao mới sau chuyến thăm Hoa Kỷ của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Tạp chí The Diplomat ngày 14/7 đã đăng tải bài phân tích của học giả Anton Tsvetov, chuyên gia Hội đồng Nga về vai trò của Moscow trong mối quan hệ ngày càng được cải thiện giữa Việt Nam và Mỹ.
Tuần trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc chuyến thăm kéo dài 5 ngày đến Mỹ và gặp gỡ Tổng thống Barack Obama. Đây là chuyến đi lịch sử và đưa hai nước trở thành mối quan hệ song phương tiềm năng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Học giả Nga Anton Tsvetov.
Chuyến thăm được coi là sự công nhận của Nhà Trắng đối với sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc chính trị giữa Mỹ và Việt Nam.
Khi nhắc đến mối quan hệ Việt-Mỹ, Trung Quốc luôn là một thế lực khổng lồ xuất hiện bên cạnh. Sự năng động của các mối quan hệ song phương được xác định ở một mức độ tương ứng với hoạt động của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cả Việt Nam và Mỹ đều đưa ra tuyên bố rằng, mối quan hệ giữa hai nước đều đem đến lợi ích nhưng không thể phủ nhận vai trò trung tâm của Việt Nam trong chiến lược khu vực của Mỹ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tương tự, quan hệ với Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhằm làm giảm sự lệ thuộc vào nước khác.
Trong khi Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ bất cứ diễn biến mới nào trong quan hệ Việt-Mỹ, Nga thường bỏ qua, dẫn đến sự thất vọng của các nhà quan sát châu Á ở Nga.
Trong khi mối quan hệ Việt-Mỹ mới chỉ ở mức “toàn diện” mà chưa trở thành “chiến lược” trong tương lai gần, rõ ràng Nga chưa đánh giá mức độ quan trọng cần thiết. Như vậy, bên cạnh căng thẳng Mỹ-Nga, Moscow đang ở đâu đối với mối quan hệ ở châu Á?
Theo Anton Tsvetov, mối quan hệ Việt-Nga thường gắn liền với cụm từ “truyền thống”. Theo học giả Anton Tsvetov, điều này không có ảnh hưởng đến sự theo đuổi chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vậy liệu Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin.
Điều đầu tiên cần phải nhắc đến đó là thương mại quân sự. Nga đã trở thành nhà cung cấp các trang thiết bị vũ khí cho Việt Nam kể từ thời chiến tranh và tiếp tục trở thành nguồn cung cấp chính cho việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.
Cốt lõi của mối quan hệ này là hợp đồng đóng mới 6 tàu ngầm lớp Kilo cũng như các tên lửa tên lửa hành trình tấn công mặt đất Klub có thể phóng từ tàu ngầm cho Việt Nam.
Mặc dù đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí, Mỹ chỉ có thể hỗ trợ Việt nam các trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân. Do vậy, Nga sẽ vẫn là đối tác thương mại quân sự hàng đầu của Việt Nam trước vấn đề căng thẳng ở Biển Đông trong tương lai.
Nga cũng có lợi thế hơn Mỹ trong yếu tố đối thoại chính trị với Việt Nam. Việt Nam không coi hợp tác với Nga gặp phải bất cứ rắc rối nào trong vấn đề tư tưởng.
Trong khi đó, Nga không đòi hỏi sự thay đổi của Việt Nam để đẩy mạnh thương mại quân sự, đầu tư cũng như hợp tác nhân đạo. Đó là lý do mà Việt Nam đang ưu tiên cải thiện quan hệ với Mỹ, theo học giả Anton Tsvetov.
Học giả Anton Tsvetov đặt ra câu hỏi liệu điều gì Nga chưa làm được trong mối quan hệ với Việt Nam?. Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã bị đóng băng do khủng hoảng Ukraine. Do đó, Trung Quốc trở thành trung tâm trong chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Nga.
Tàu ngầm Kilo HQ-185 Đà Nẵng, một trong 6 tàu ngầm Nga đóng mới cho Việt Nam theo hợp đồng ký năm 2009
Moscow không thể đe dọa đến mối quan hệ với Trung Quốc bằng việc hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Trong khi đó, chính quyền Obama đã thể hiện rõ quan điểm quan tâm đến những hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nói cách khác, Trung Quốc chính là yếu tố thúc đẩy Việt Nam tăng cường mối quan hệ với Mỹ và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ với Nga.
Bắc Kinh không chỉ là yếu tố duy nhất ngăn cản mối quan hệ Việt-Nga. Kinh tế Nga lao dốc khiến cho Moscow không thể cạnh tranh với Mỹ trong vai trò thương mại với Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực vào năm 2016 có thể thúc đẩy thương mại song phương nhưng nhiều khả năng sẽ không thể tạo nên bước đột phá.
Cuối cùng, cơ hội nào cho Nga trong mối quan hệ Việt-Mỹ?. Việt Nam và Mỹ không thể đi quá xa bởi điều này sẽ tác động đến Trung Quốc. Việt Nam cần Nga để đa dạng hóa các mối quan hệ song phương. Nếu như chính quyền Mỹ muốn hỗ trợ một đất nước Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và ổn định, Hoa Kỳ nên tôn trọng mối quan hệ lâu dài Việt-Nga.
Với những hạn chế của Mỹ trong vấn đề hợp tác quân sự, Việt Nam cần Nga để góp phần nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Sẽ là quá vội vàng nếu như so sánh căng thẳng Nga-Mỹ ở châu Âu và áp đặt điều tương tự đối với châu Á, học giả Anton Tsvetov kết luận.
Theo http://www.nguoiduatin.vn
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nga ký sắc lệnh đưa Việt Nam, Campuchia và Myanmar vào danh sách quốc gia có công dân được cấp visa điện tử để nhập cảnh nước này.
Nhân vật công chúng của nước Nga, ông Oleg Vladimirovich Deripaska, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam.
31/12/2022
Từng bị trì trệ bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã và đang có nhiều dấu hiệu tích cực.
08/09/2022
Tập đoàn Vận tải FESCO (LB Nga) đã khai trương tuyến đường biển thường xuyên FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối trực tiếp các cảng Việt Nam (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) với cảng Vladivostok (Viễn Đông - LB Nga).
08/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 17/5, trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Saint Petersburg”, Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
18/05/2022
Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.
26/04/2022
Số liệu vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong quý đầu năm chỉ bằng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
13/04/2022
Xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang Nga năm 2021 đạt 612,7 triệu USD, tăng 25% so với năm 2020; từ Nga sang Việt Nam đạt 523,1 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020.
08/04/2022
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đề nghị Moskva có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường rời vùng chiến sự Ukraine.
15/03/2022