Những luật và quy định nào có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 ở Nga
Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến, cơ chế thuế trong lĩnh vực CNTT, quy chế làm việc từ xa và các quy định khác.
Thuế trên lãi tiền gửi
Từ ngày 1 tháng 1, thu nhập từ lãi tiền gửi với số tiền hơn 1 triệu rúp phải chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế là 13%. Thuế này chỉ áp dụng trên số tiền lãi mà ngưởi gửi nhận được trên mức lãi xuất cơ bản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Hạn mức này được tính theo công thức: 1.000.000 * mức lãi xuất của Ngân hàng Trung ương. Bất kỳ khoản nào nhiều hơn số tiền này đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, tỷ lệ lãi xuất cơ bản của Ngân hàng Trung ương là 4,25%. Điều này có nghĩa là thu nhập không chịu thuế từ tiền gửi là 42,5 nghìn rúp mỗi năm. Thuế thu nhập cá nhân phải được trả cho tất cả các khoản thu lãi vượt trên số tiền này.
Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến
Thu nhập của người Nga trên 5 triệu rúp mỗi năm từ nay phải chịu thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ tăng lên thành 15% thay vì 13%. Việc tăng tỷ lệ chỉ áp dụng cho phần thu nhập vượt quá 5 triệu rúp, đối với phần thu nhập dưới số tiền này, tỷ lệ 13% vẫn được áp dụng.
Tỷ lệ tăng cao này không áp dụng đối với thu nhập từ việc bán tài sản và quà tặng (trừ chứng khoán), cũng như các khoản được trả theo hợp đồng bảo hiểm.
Nâng giới hạn đối với hệ thống thuế đơn giản hóa (УСН) và nới lỏng điều kiện cho những đối tượng vượt quá chúng
Mức giới hạn doanh thu cho việc áp dụng hệ thống thuế đơn giản đã tăng từ 150 triệu lên 154,8 triệu rúp/năm. Giới hạn doanh thu trong 9 tháng để chuyển đổi sang hệ thống thuế đơn giản cũng tăng - từ 112,5 triệu lên 116,1 triệu rúp.
Một công ty hoặc doanh nghiệp cá nhân sẽ có thể tiếp tục làm việc với hệ thống thuế đơn giản hóa nếu họ vượt quá giới hạn về doanh thu hoặc số lượng nhân viên (100 người). Nhưng họ sẽ phải trả thuế với mức tăng lên:
- Với doanh nghiệp tính thuế theo "Doanh thu", tỷ lệ thu thuế sẽ tăng từ 6% đến 8%.
- Với doanh nghiệp tính thuế theo "Doanh thu trừ chi phí", tỷ lệ thu thuế sẽ tăng từ 15% lên 20%.
Nếu doanh thu hàng năm vượt quá 200 triệu rúp hoặc có hơn 130 nhân viên trong đội ngũ nhân viên, công ty hoặc doanh nhân cá nhân sẽ mất quyền áp dụng hệ thống thuế đơn giản hóa.
Hủy bỏ thuế thu nhập duy nhất (ЕНВД)
Kể từ năm 2021, ở Nga không còn áp dụng một loại thuế thu nhập duy nhất, vốn phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Những doanh nhân chưa chuyển sang hệ thống thuế khác sẽ được chuyển sang hệ thống thuế chung bắt đầu từ năm mới, nơi thuế suất cao hơn và việc hạch toán khó khăn hơn. Nếu doanh nghiệp đang kết hợp thuế thu nhập duy nhất (ЕНВД) với thuế đơn giản hóa (УСН), thì sẽ được chuyển sang hình thức thuế đơn giản hóa (УСН).
Mở rộng danh sách thuế theo patent
Kể từ năm 2021, danh sách các lĩnh vực có thể hoạt động theo hệ thống đánh thuế theo patent mở rộng: ví dụ: nó có thể được sử dụng cho các dịch vụ xe hơi và rửa xe, dịch vụ chăm sóc thú cưng, v.v. Kỳ tính thuế bây giờ là một tháng dương lịch.
Quyết định thực hiện thuế theo patent được thực hiện bởi chính quyền địa phương ở các khu vực. Bây giờ họ được quyết định về giới hạn khả năng thu nhập theo patent - họ có thể đặt bất mức phí nào.
Phí bảo hiểm của các doanh nhân cá nhân cho bản thân và nhân viên có thể được khấu trừ vào chi phí của patent: nếu không có nhân viên, chi phí có thể được giảm đến 100%, nếu có nhân viên - trong khoảng 50%.
Đồng thời, đối với thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống, áp dụng hệ thống patent, diện tích cho phép của gian phục vụ khách đã tăng gấp ba lần - từ 50 m² lên 150 m².
Công cụ quản lý thuế CNTT
Các công ty CNTT nhận được một số ưu đãi:
- Thuế lợi nhuận còn 3% thay vì 20%.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm bắt buộc giảm từ 14% xuống 7,6%.
Các công ty có thể nộp đơn xin các ưu đãi, nếu:
- Hơn 90% doanh thu nhận được từ việc bán và bảo trì phần mềm của do mình sản xuất, không dành cho quảng cáo và thương mại.
- Có đăng ký tại Bộ Khoa học Kỹ thuật số.
- Duy trì đội ngũ nhân viên ít nhất bảy người.
Đồng thời, chính phủ đã hủy bỏ thuế GTGT bằng không đối với việc bán độc quyền đối với phần mềm và cơ sở dữ liệu, cũng như quyền sử dụng chúng theo giấy phép. Vào năm 2021, ưu đãi này chỉ được giữ lại cho những công ty bán các sản phẩm có trong sổ đăng ký phần mềm trong nước.
Làm việc từ xa
Các quy tắc làm việc từ xa hiện đã được ghi trong Bộ luật Lao động. Người sử dụng lao động có thể chuyển một nhân viên đến một địa điểm xa mà không cần sự đồng ý của người đó và sa thải nhân viên nếu anh ta không liên lạc trong hai ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng.
Tuy nhiên, làm việc từ xa không thể là cơ sở để cắt giảm lương. Mỗi nhân viên cũng có thể yêu cầu bồi thường cho việc sử dụng thiết bị - ví dụ, nếu anh ta sử dụng máy tính cá nhân cho công việc.
Ưu đãi vô thời hạn dành cho doanh nghiệp nhỏ
Từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, đối với các tổ chức và doanh nhân thuộc cơ quan đăng ký doanh nghiệp nhỏ và vừa, một đặc quyền được áp dụng cho đến cuối năm: họ đóng bảo hiểm từ mức lương tối thiểu theo tỷ lệ tiêu chuẩn 30% và từ phần lương cao trên mức lương tối thiểu - 15%. Ưu đãi này áp dụng vô thời hạn kể từ năm 2021.
Báo cáo kế toán chỉ ở dạng điện tử
Từ năm 2021, tất cả các công ty chỉ phải nộp báo cáo tài chính dưới dạng điện tử, kể cả năm 2020. Trước đây, yêu cầu này chỉ bắt buộc đối với các tổ chức lớn, các doanh nghiệp nhỏ có thể báo cáo trên giấy.
Tiền điện tử được hợp pháp hoá một phần
Các loại tiền kỹ thuật số ở Nga đã nhận được tư cách pháp lý. Vì lý do này, một thuật ngữ mới đã được đưa ra trong luật - "tài sản tài chính kỹ thuật số". Chúng có thể được mua, bán, tặng và thừa kế. Nhưng vẫn không thể thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Chỉ các tổ chức được đăng ký trong sổ đăng ký của Ngân hàng Trung ương mới có thể cấp CFA và thực hiện các giao dịch với tài sản. Đây có thể là nền tảng blockchain, sàn giao dịch, ngân hàng.
Nhãn mác hàng
Việc ghi nhãn hàng hóa công nghiệp nhẹ đã trở nên bắt buộc - không có nhãn mác, việc bán hàng của chúng sẽ bị cấm. Tất cả số hàng tồn chưa bán trước ngày 01/01, người bán phải dán nhãn trước ngày 01/02.
Việc đóng nhãn má đồ trang sức cũng trở thành bắt buộc, việc lưu hành các sản phẩm không có nhãn hiệu được phép đến ngày 1/7/2021.
Nghiêm cấm các khoản tiền boa trên séc mà không có sự đồng ý của khách hàng
Các nhà hàng và quán cà phê hiện bị cấm đưa bất kỳ khoản thanh toán nào vào séc không liên quan đến chi phí của các bữa ăn đã đặt, bao gồm tiền boa và phí dịch vụ. Các nhà hàng sẽ có thể cung cấp cho du khách các dịch vụ khác, cho dù trả phí hay miễn phí, và khách hàng có thể từ chối thanh toán cho các dịch vụ đó hoặc yêu cầu hoàn lại tiền nếu đã thanh toán.
Sổ lao động điện tử
Từ năm 2021, đối với người lần đầu đi xin việc sẽ chỉ cấp sổ lao động điện tử. Việc phát hành sổ lao động bằng giấy bị dừng lại. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ lưu giữ thông tin về người lao động đó dưới dạng điện tử.
Nếu người lao động đã có sổ lao động bằng giấy thì có thể đăng ký chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức điện tử. Cho đến lúc đó, công ty cần phải duy trì sổ lao động bằng giấy của nhân viên mình.
Tăng mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu tăng từ 12 130 rúp lên 12 792 rúp. Mức lương đủ sống cho mỗi người cũng tăng lên và lên tới 11 653 rúp.
Kể từ ngày 1 tháng 1, phương pháp tính mức sống tối thiểu và mức lương tối thiểu đã thay đổi: giờ đây giá trị của chúng được thiết lập trên cơ sở thu nhập trung bình (một nửa số người có việc làm nhận được nhiều hơn số tiền này và một nửa ít hơn). Trước đây, mức lương tối thiểu được quy định dựa trên giỏ hàng tiêu dùng.
Theo VC.ru
TIN LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Interfax đưa tin tòa án Nga đã phạt Google 21,8 tỉ rúp (tương đương 387 triệu USD) do liên tục không gỡ bỏ các nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
18/07/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
14/07/2022
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
12/07/2022
Quốc hội Nga ngày 6/7 đã gấp rút thông qua hai dự luật kinh tế, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho lực lượng vũ trang và yêu cầu nhân viên tại một số công ty phải làm việc ngoài giờ.
06/07/2022
Luật mới tạo ra một cơ sở pháp lý cho Moskva đáp trả hãng truyền thông của bất cứ quốc gia nào hạn chế hoạt động của nhà báo Nga.
30/06/2022
Từ tháng 8/2021, Google bị phạt 3 triệu ruble vì từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng tại Nga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục vi phạm này và tiếp tục bị phạt thêm 15 triệu ruble (260.000 USD).
16/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.
12/06/2022
Duma Quốc gia thông qua luật chấm dứt quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Nga, sau khi Moskva tuyên bố rút khỏi cơ quan này.
07/06/2022
Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt, nhằm đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho người dân ở 2 thành phố Ukraine là Kherson và Zaporozhye (hay Zaporizhia).
25/05/2022
Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn độ tuổi với công dân nhập ngũ ngày 25-5, dấu hiệu cho thấy Matxcơva có thể đang tìm cách tuyển thêm quân cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
25/05/2022