Vietnews.ru
Tham khảo

Mộng bành trướng Trung Hoa: Ăn thua đủ với Nga

17/08/2014 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ.

Đường biên giới quốc tế giữa Nga và Trung Quốc (TQ) dài hơn 4.300 km, đứng thứ sáu trên thế giới, bao gồm 2 phần: phía Đông dài và phía Tây ngắn hơn.

Bản thân đường biên giới này cũng như mối quan hệ Nga - Trung có một lịch sử lâu đời và gây ra khá nhiều xung đột, khởi thủy từ cuộc chinh phục Siberia. Biên giới Trung - Nga ngày nay hầu hết tồn tại từ thời Liên Xô trong khi đường biên giới Trung - Xô giống như biên giới giữa Nga và triều đại nhà Thanh, được xác lập bởi một số hiệp ước vào thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX.

Suýt lãnh bom hạt nhân

Biên giới giữa Liên Xô (sau này là Nga) và TQ tồn tại tranh chấp lâu dài. Theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860), Nga có được hơn 1 triệu km² vùng Manchuria rộng lớn ở miền Đông Bắc Á vốn thuộc về TQ và 500.000 km² khác ở phía Tây từ các hiệp ước khác.

Từ lâu, TQ đã xem những hiệp ước này là không công bằng và vấn đề này đã được nêu ra cùng với cuộc tranh chấp Trung - Xô. Cuối cùng, căng thẳng đã dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự cấp sư đoàn dọc biên giới vào cuối những năm 1960.

Mộng bành trướng Trung Hoa: Ăn thua đủ với Nga
Nga được ví như gấu, còn Trung Quốc được ví là rồng

Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Nhật Bản, Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Đài Loan, Kazakhstan, Lào, Brunei, Tajikistan, Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Nepal, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc (theo The Economic Times).

Nhà sử học TQ Liu Chenshan cho biết TQ đã 5 lần đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và mối đe dọa nghiêm trọng nhất vào năm 1969, cao điểm của cuộc tranh chấp biên giới giữa Moscow và Bắc Kinh. Ông kể rằng các nhà ngoại giao Liên Xô đã cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công TQ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu Mỹ đứng trung lập.

E ngại khả năng như nêu trên xảy ra, TQ đã xây dựng những căn hầm trú ẩn ngầm quy mô lớn, chẳng hạn như thành phố ngầm ở Bắc Kinh, trung tâm chỉ huy dự án ngầm 131 ở Hồ Bắc và trung tâm nghiên cứu hạt nhân dự án 816 ở Trùng Khánh.

Tuy nhiên, Moscow đã nghĩ lại sau khi Washington tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào 130 thành phố ở Liên Xô nếu nước này tấn công TQ và Mỹ sẽ coi như đó là khởi đầu Thế chiến thứ ba. Nhà sử học Liu cho rằng Mỹ xem Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn TQ và muốn giữ một đất nước TQ hùng mạnh làm thế đối trọng với Liên Xô.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó vẫn còn không bằng lòng vì 5 năm trước Liên Xô đã từ chối tổ chức cuộc tấn công phối hợp vào chương trình hạt nhân của TQ. Theo báo The Telegraph, những lời khẳng định trên của nhà sử học TQ nhiều khả năng làm dấy lên cuộc tranh luận về một giai đoạn lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều tranh cãi.

Sau cuộc tranh chấp Trung - Xô vào những năm 1950-1960 và lên cao điểm trong cuộc xung đột biên giới năm 1969, đã xảy ra hiện tượng quân sự hóa một cách quy mô dọc theo biên giới. Năm 1990-1991, Nga và TQ đồng ý rút quân khỏi các vị trí đóng quân dọc theo biên giới.

Bắc Kinh lấn tới

Sau khi Liên Xô tan rã, 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan thừa hưởng những phần biên giới khác nhau của Liên Xô trước đây. Về sau, qua nhiều giai đoạn, 2 bên Trung - Nga đã nhiều lần ký các thỏa thuận phân chia biên giới và Moscow đã nhiều lần nhượng bộ. Theo ước tính của nhà sử học Nga Boris Tkachenko, với thỏa thuận biên giới Trung - Xô 1991, TQ nhận được khoảng 720 km² lãnh thổ, kể cả khoảng 700 hòn đảo.

Vào năm 2005, qua việc phân chia biên giới Nga - Trung, TQ đã nhận được một loạt phần lãnh thổ có tổng diện tích lên đến 337 km2, bao gồm phần đất ở khu vực đảo Bolshoi (thượng nguồn sông Argun ở vùng Chita) và ở khu vực các đảo Tarabarov và Bolshoi Ussursky.

Người ta cho rằng với việc chuyển giao các hòn đảo như vừa nêu, bất đồng giữa Nga và TQ đã được giải quyết thỏa đáng. Đến năm 2008, Moscow ký kết các văn kiện tại Bắc Kinh khép lại vấn đề biên giới. Khi đó, TQ nhận được gần 74 km2 đất ở khu vực Khabarovsk. Như vậy, biên giới TQ lúc này đã dịch chuyển vào lãnh thổ nước Nga 50 km.

Đến năm 2012, khi kinh tế TQ phát triển song song với sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Moscow thực hiện những sự nhượng bộ mới về lãnh thổ. Lần này, người ta nói về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu bên trong CH Altai thuộc Nga và khi đó, phần diện tích lãnh thổ mà phía Nga phải từ bỏ là 17 ha. Trong bản tin trên, hãng tin Regnum đã không cho biết lý lẽ do phía TQ đưa ra khi yêu cầu lấn biên giới như nêu trên.

Đáng chú ý là chẳng bao lâu sau khi công bố thông tin trên, chính phủ CH Altai đã thay đổi bản thông cáo báo chí của mình và con số 17 ha trên không còn xuất hiện trong văn bản đó nữa. Sau đó, 2 bên ký nghị định thư, đồng ý xem xét những bất đồng phát sinh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban Nga - Trung về việc tiến hành kiểm tra chung đường biên giới…

Đó là chưa kể đến tham vọng thôn tính miền Viễn Đông mênh mông của Nga mà phía TQ vẫn ấp ủ từ lâu và tìm cơ hội thực hiện, như dư luận nước Nga đang lo ngại.

Hàng ngàn người mất mạng

Năm 1961, Liên Xô tập trung 12 sư đoàn và 200 máy bay dọc theo biên giới 4.380 km giữa 2 nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới Tây Tạng ở phía Tây Bắc TQ; năm 1968, Liên Xô điều động 25 sư đoàn và 1.200 máy bay cùng với 120 tên lửa tầm trung.

Tháng 3-1969, cuộc xung đột biên giới Trung - Xô diễn ra tại khu vực sông Ussuri và đảo Damansky - Zhenbao; chiến sự quy mô nhỏ hơn diễn ra ở Tielieketi vào tháng 8 cùng năm. Theo báo Pravda, cuộc xung đột biên giới đã phát triển thành những trận đánh khốc liệt với sự tham gia của xe tăng, pháo binh và tên lửa, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, cả lính biên phòng Liên Xô và binh sĩ TQ.

Các năm sau đó, Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc nhau theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng.

Theo http://soha.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022