Nga-Nhật : Thượng đỉnh Putin - Abe kết thúc, hiệp định hòa bình vẫn bế tắc
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đi vào phòng hội đàm, Matxcơva, Nga, ngày 22/01/2019
Sau cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Shinzo Abe, tại Matxcơva ngày hôm qua, 22/01/2019, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, hai bên vẫn còn phải kiên trì làm nhiều việc để có thể đi tới ký kết một hiệp định hòa bình. Các bất đồng lãnh thổ liên quan đến quần đảo Kuril vẫn là cản trở chính cho việc ký kết văn kiện trên.
Được đánh giá là trọng tâm của cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Abe lần này, hồ sơ tranh chấp lãnh thổ liên quan đến bốn hòn đảo trong quần đảo Kuril, bị Liên Xô sáp nhập từ sau Thế chiến thứ 2, vẫn không được giải quyết. Đây là trở ngại chính cho các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo hai nước về một hiệp định hòa bình.
Cuộc đàm phán cấp nguyên thủ Nga - Nhật gặp ngày hôm qua được đánh dấu bằng một loạt các tuyên bố chung chung của lãnh đạo hai nước. Về hiệp định hòa bình giữa hai nước, tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, "vẫn còn nhiều việc phải hòan tất trước khi kí kết văn kiện mà nhân dân hai nước có thể chấp nhận được".
Trong khi đó, lãnh đạo Nhật khẳng định "vấn đề này không dễ giải quyết nhưng vẫn phải làm". Ông Abe cho biết thêm, lãnh đạo hai nước đã chỉ đạo bộ Ngoại Giao của mình tổ chức vòng hai cuộc đàm phán về quần đảo Kuril vào tháng Hai tới.
Chính những bất đồng về lãnh thổ xung quanh quần đảo Kuril cho đến giờ vẫn là trở ngại chính cho việc ký kết hiệp định hòa bình giữa hai nước.
Căng thẳng giữa Matxcơva và Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bị đẩy lên thêm một nấc khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe, trong thông điệp đầu năm nay, nhắc đến sự cần thiết phải giúp các kiều dân Nga sống ở nam quần đảo Kuril "hiểu được và chấp nhận thực tế là chủ quyền lãnh thổ của họ sẽ thay đổi".
Những lời lẽ như vậy đã khiến Matxcơva phẫn nộ triệu đại sứ Nhật lên để phản đối. Sau đó trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Lavrov đã tuyên bố rằng Matxcơva và Tokyo còn lâu mới là "đối tác không chỉ trong quan hệ quốc tế mà còn cả trong việc tìm ra hướng đi xây dựng để cải thiện quan hệ hai bê".
Theo vi.rfi.fr
TIN LIÊN QUAN
Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.
19/07/2022
Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.
04/07/2022
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.
03/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.
Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
14/06/2022
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).
12/06/2022
Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.
Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.
08/06/2022
Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.
05/06/2022