Nga tiết lộ vì sao 19 năm qua Mỹ không thể nghe trộm Tổng thống Putin
Ông Putin không sử dụng điện thoại thông minh hoặc ứng dụng nhắn tin, và hiếm khi lên mạng internet. Cho đến thời gian gần đây, thậm chí người dân Nga không chắc chắn họ biết lãnh đạo biết về Youtube. Bởi vì chỉ trong năm 2015, Tổng thống Putin lần đầu tiên công khai sử dụng Internet.
Vào năm 2017, khi WikiLeak công bố vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất từ trước đến nay về hoạt động tin tặc và công cụ nghe lén của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), có nhắc đến 5 máy chủ mang mật mã PocketPutin (Thò tay vào túi áo Putin) để nghe lén lãnh đạo Nga.
Theo giả thuyết, CIA ít nhất có thể theo dõi thiết bị di động của Tổng thống Nga, chẳng hạn như máy vi tính hoặc điện thoại, nếu có bất kỳ loại nào.
Câu trả lời của Điện Kremlin khá đơn giản: “Chúng tôi biết tỏng điều đó,” cho biết Washingon không thể che giấu việc nghe lén các quan chức Nga, cho nên WikiLeak đứng đằng sau “biểu đồ hình sin.” Nhưng các quan chức Nga và Tổng thống Putin là những “con cá” khác nhau cần phải “đánh bắt”.
“Đối với tình báo hoặc đối tượng nước ngoài có ý xấu chơi khăm ngài Putin, chúng tôi đều nhanh chóng phát hiện ra,” người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Ông Putin chỉ dùng 1 điện thoại kiểu cổ màu vàng được mã hóa để liên lạc |
“Thật mãn nguyện khi có một chiếc điện thoại di động thông minh. Khi bạn nhấc điện thoại thông minh lên, bạn thường kiểm tra hộp thư có nội dung công khai, nhưng nó cũng chưa rủi ro về thông tin cá nhân” ông Peskov cho biết.
Theo ý kiến của ông, Tổng thống không cần phải có một chiếc điện thoại, đặc biệt ở một quốc gia như Nga luôn bị các thế lực thù địch phương Tây dòm ngó.
Ông Putin đưa ra câu trả lời cho chủ đề này với tâm thái nhẹ nhàng hơn: “Nếu tôi có một chiếc điện thoại di động, thì nó sẽ đổ chuông cả ngày. Thậm chí ở nhà, tôi chưa bao giờ nhấc điện thoại,” Tổng thống Nga chia sẻ vào năm 2005 khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, kể từ đó gần như không có gì thay đổi trong phong cách liên lạc của ông. Ngoại trừ, có lẽ, bây giờ thậm chí khó liên lạc với ông hơn.
Có một nguyên tắc không bao giờ thay đổi: Đối với chủ đề có tầm quan trọng cấp quốc gia, giữa nguyên thủ với nhau, ông Putin chỉ nói qua một đường dây chính phủ an toàn (điện thoại màu vàng kiểu cổ điển được nhìn thấy trong ảnh trong bài viết). Nó không thể bị bẻ khóa bởi vì tín hiệu thoại được số hóa và mã hóa bằng tổ hợp mật mã phức tạp. Để phá khóa cần phải mất 18 tháng.
Và thậm chí sau đó khóa có thể bị bẻ, thì hành động cũng trở nên vô nghĩa, vì trong một cuộc hội đàm, mã khóa được thay đổi ngẫu nhiên nhiều lần. Tất cả nhiệm vụ đặc biệt này đều do các chuyên gia an ninh quốc gia Nga đảm trách.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Putin trong một hội nghị quốc tế |
Đây có lẽ là lý do cơ bản vì sao, chẳng hạn như Thủ tướng Đức Angela Merkel, sử dụng thiết bị/phần mềm di động của Mỹ có thể bị nghe lén, trong khi Putin có thể được trông thấy nhưng người ta không thể nghe lén ông.
Nhưng Điện Kremlin không bao giờ chủ quan, luôn đề cao cảnh giác. Vào năm 2015, Tổng thống Putin ký một lệnh phân bổ gần 3,5 triệu USD để phát triển đường dây liên lạc lượng tử an toàn và các dự án lượng tử khác để đảm bảo liên lạc photon không thể phá vỡ của các nhà lãnh đạo đất nước.
Yêu cầu gọi điện thoại trước hết thông qua các kênh đối ngoại của Bộ Ngoại giao hoặc Văn phòng Tổng thống. Chỉ một số ít cán bộ được lựa chọn, chẳng hạn Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng có thể gọi trực tiếp ít nhiều. Nhưng luôn có một thư ký báo chí hoặc phụ tá đón sẵn trước khi kết nối với Tổng thống.
Nhưng, ông Putin có thể gọi điện thông qua một đường dây an toàn từ bất cứ nơi nào mình thích: máy bay, ô tô, tàu ngầm, thậm chí cả khu vực Tuvan yêu thích. Trong các chuyến công tác nước ngoài, ông thường đi trên chuyên cơ có đầy đủ thiết bị liên lạc an toàn. Thậm chí ngay cả khi nói chuyện với một bé trai bị bệnh nặng muốn trông thấy lãnh đạo kính yêu đang trên máy bay, Tổng thống Putin cũng sử dụng đường dây được mã hóa đặc biệt.
Theo baovephapluat.vn
TIN LIÊN QUAN
Theo Kaspersky Lab, đầu năm 2022, một nhóm tội phạm mạng nhiều lần tấn công các tổ chức chính phủ và quốc phòng ở Nga, cũng như các nước ở Đông Âu.
08/08/2022
Tổng thống Putin lưu ý rằng Học thuyết Hải quân mới phác thảo các biên giới của Nga, kể cả Bắc Cực và Biển Đen và thể hiện sẵn sàng bảo vệ vững chắc và bằng mọi cách các đường biên giới này.
Giới chức Nga vừa bắt giữ một nhà khoa học tại thành phố Novosibirsk thuộc vùng Siberia bị tình nghi phạm tội phản quốc.
03/07/2022
Website Bộ Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích Nga dường như bị tin tặc tấn công, với kết quả tìm kiếm dẫn đến một biểu tượng bằng tiếng Ukraina.
06/06/2022
Nhóm tin tặc quốc tế Anonymous đã truy cập được hơn một triệu email của ALET - công ty môi giới hải quan của Nga chuyên giao dịch với các nhà xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, than đá và khí đốt hóa lỏng, theo một tweet được phát hành bởi nhóm này.
27/04/2022
Một nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy số lượng các cuộc tấn công DDoS vào các công ty Nga trong tháng 3 đã tăng gấp 8 lần. Đồng thời, thời gian trung bình của chúng tăng từ 12 phút lên 29 giờ.
01/04/2022
Nhóm tội phạm mạng đứng sau Racoon Stealer đã đình chỉ hoạt động của phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu này vì một trong những nhà phát triển nó chết khi Nga tấn công Ukraine.
26/03/2022
Ngày 6-3, TASS đưa tin, Bộ Phát triển kỹ thuật số, viễn thông và truyền thông đại chúng Nga sẽ chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin của nước này.
06/03/2022
Nhóm tin tặc Nga Conti được cho là đã lấy cắp thông tin cá nhân của nhiều nhân vật đình đám liên quan đến những món đồ trang sức họ mua bán tại công ty Graff.
02/11/2021
Nga đang điều tra nền tảng video Youtube vì nghi ngờ lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường, đưa ra những quyết định thiên vị.
20/04/2021