Công ty năng lượng Nga kiện Phần Lan, yêu cầu bồi thường 3 tỷ USD
Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.
Hãng thông tấn Interfax (Nga) ngày 22/8 đưa tin, công ty năng lượng nguyên tử thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom cho biết đã nộp đơn 6 vụ kiện do Phần Lan chấm dứt hợp đồng nhà máy điện hạt nhân, theo đó yêu cầu đối tác phía Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD.
Rosatom cũng bác bỏ tuyên bố của người đứng đầu công ty năng lượng Phần Lan Fennovoima, Joachim Specht, rằng Rosatom vẫn chưa bắt đầu các thủ tục pháp lý. “Thông tin không đúng sự thật. Cho đến nay, Rosatom đã nộp sáu vụ kiện với tổng trị giá 3 tỷ USD”, tuyên bố của Rosatom nêu rõ.
Tập đoàn nhà nước Nga lưu ý rằng chi tiết của các vụ kiện là bí mật và không được tiết lộ.
Trước đó, Fennovioma của Phần Lan cũng cho biết đã đệ đơn ra tòa, yêu cầu Rosatom bồi thường thiệt hại khoảng 2 tỷ euro vì làm gián đoạn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.
Joachim Specht, Giám đốc điều hành của Fennovoima, nói: "Fennovoima đang kiện Rosatom khoảng 2 tỷ euro, bao gồm khoản thanh toán 800 triệu euro cho RAOS Project, công ty con của Rosatom ở Phần Lan".
Theo ông Specht, Rosatom đã cảnh báo Fennovoima về sự trì hoãn của dự án vào đầu năm nay và có nguy cơ kéo dài vài năm - đây là một trong những lý do Phần Lan phải chấm dứt dự án Hanhikivi-1.
Đầu tháng 5, tập đoàn năng lượng Phần Lan Fennovoima đã đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng nhà máy hạt nhân Hanhikivi-1 với RAOS Project. Sau đó, Fennovioma đã rút đơn xin cấp phép xây dựng, với lý do dự án bị trì hoãn đáng kể trong những năm gần đây và rủi ro ngày càng trầm trọng hơn do hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Do đó, Rosatom dự kiến thu hồi tất cả các chi phí liên quan đến dự án Hanhikivi ở Phần Lan sau khi công ty này rời khỏi hợp đồng xây dựng và sẵn sàng nộp đơn ra tòa trọng tài quốc tế, Alexei Likhachev, Giám đốc Rosatom cho biết.
"Dự án Hanhikivi ở Phần Lan đã bị dừng lại. Tình hình có thể tranh cãi về mặt pháp lý và chúng tôi sẽ nhờ đến trọng tài quốc tế để thu hồi toàn bộ chi phí của chúng tôi. Đã có tiền lệ: dự án Belene [NPP] ở Bulgaria cũng đã bị dừng và sau đó chúng tôi đã được một tòa án trọng tài quốc tế tuyên bố nhận bồi thường hơn 600 triệu euro", ông Likhachev nói.
Fennovoima đã mua nhà máy điện hạt nhân từ RAOS Project, một công ty con của Tập đoàn Rosatom của Nga, vào năm 2013. Dự án Hanhikivi-1 ước tính trị giá 7 tỷ euro ở Tây Bắc Phần Lan được lên kế hoạch hoàn thành vào năm 2029.
Theo: baotintuc.vn
https://baotintuc.vn/the-gioi/cong-ty-nang-luong-nga-kien-phan-lan-yeu-cau-boi-thuong-3-ty-usd-20220823114409761.htmTIN LIÊN QUAN
Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.
23/08/2022
Trích dẫn dữ liệu từ MTS, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang phổ biến hơn nhiều so với Samsung và Apple ở thị trường smartphone tại Nga.
Nhà sản xuất bao bì đã tuyên bố rút khỏi Nga vào cuối tháng Bảy.
08/08/2022
Thông báo của công ty năng lượng Đức Siemens Energy ngày 8/8 cho biết công ty này đã bắt đầu các biện pháp nhằm rút khỏi các tài sản ở Nga, và dự kiến sẽ hoàn thành vào mùa Thu năm nay.
08/08/2022
Vào mùa xuân, công ty đã chuyển nhà máy ở Moscow và cổ phần của mình trong AvtoVAZ sang sở hữu nhà nước.
29/07/2022
Vào tháng 3, công ty đã ngừng chuyển phát vào Nga. Trong số các dịch vụ, chỉ gửi từ Nga ra nước ngoài sẽ vẫn còn hoạt động.
29/07/2022
Ngày 26/7, báo cáo tài chính quý vừa qua của tập đoàn Microsoft (Mỹ) cho biết tập đoàn này đã phải trả khoản chi phí hoạt động lên tới 126 triệu USD do quyết định rời bỏ thị trường Nga.
27/07/2022
Tập đoàn kỹ thuật công nghiệp đa quốc gia ABB của Thụy Điển-Thụy Sỹ cho biết, họ sẽ rời khỏi thị trường Nga do cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Moskva.
21/07/2022
H&M, nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới, ngày 18/7 cho biết đã quyết định ngừng kinh doanh tại Nga. Động thái này đưa H&M gia nhập danh sách ngày càng dài các doanh nghiệp rời khỏi “xứ Bạch dương”.
18/07/2022
Bộ Tài chính Mỹ cho biết tỷ phú Nga Suleyman Kerimov thành lập công ty Heritage Trust năm 2017, đã đưa tiền vào Mỹ thông qua các công ty bình phong và các quỹ bí mật được thành lập tại châu Âu.
01/07/2022