Ngân hàng Thuỵ Sĩ không còn là nơi an toàn của dòng tiền 'bẩ
Ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ
Từ giờ trở đi Thuỵ Sĩ sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng ở Mátxcơva thông tin về tài khoản ngân hàng của các đối tượng nghi vấn mang quốc tịch Nga.
Nghị định thư được ký ở Washington mới đây là văn kiện bổ sung cho hiệp định đã ký năm 1995. Một trong những điều khoản sửa đổi quy định trình tự về việc các ngân hàng Thuỵ Sĩ cung cấp cho các cơ quan chức năng Nga thông tin cần thiết liên quan đến tội trốn thuế của công dân Nga. Nói cách khác, nếu một đối tượng nào đó có dấu hiệu trốn thuế thì Nga sẽ nhận được thông tin về tài khoản của người này tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ.
Trong chuyến thăm Thuỵ Sĩ năm 2009, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev lần đầu tiên đề cập vấn đề nói trên. Phía Thuỵ Sĩ hồi đó cũng đã tỏ thái độ thiện chí.
Phó Chủ tịch Thứ nhất Hiệp hội Ngân hàng khu vực Nga Alexander Khandruyev vội vàng lên tiếng trấn an khách hàng của các ngân hàng Thuỵ Sĩ. Ông nói: “Không ai bãi bỏ bí mật ngân hàng. Thông tin chỉ được cung cấp trong trường hợp phía Nga muốn biết tài khoản của những công dân trốn thuế ở trong nước hay phạm tội rửa tiền bẩn”.
Tuy nhiên, theo pháp luật Thuỵ Sĩ thì trốn thuế không phải là tội phạm hình sự mà chỉ là vi phạm hành chính, có nghĩa đây không phải cơ sở để phá vỡ bí mật ngân hàng.
Khandruyev giải thích: “Chẳng có gì thay đổi cả. Vấn đề là trước đây chính quyền Thuỵ Sĩ hoàn toàn không cung cấp thông tin về các tài khoản được mở ở nước họ. Còn bây giờ thì có hiệp định mà theo đó các cơ quan bảo vệ pháp luật hay cơ quan thuế có thể đề nghị chính quyền Thuỵ Sĩ cung cấp thông tin và sẽ được đáp ứng. Nói thêm là phía Thuỵ Sĩ chỉ có thể cung cấp thông tin về những đối tượng đã bị khởi tố hình sự ở Nga”.
Khandruyev cho rằng hiệp định sửa đổi mang lại sự minh bạch lớn cho dòng chảy tài chính, là vũ khí lợi hại để chống lại nạn nhận hối lộ. Tuy nhiên, nếu cho rằng chỉ cần ký một hiệp định là có thể ngăn chặn được sự chảy máu vốn ra khỏi đất nước thì thật ngây thơ. Song, theo Khandruyev, đây là một viên gạch dẫn tới việc Nga sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc để bảo vệ tiền thất thoát ra nước ngoài và chống tham nhũng.
Không loại trừ trường hợp sau này những kẻ trốn thuế ở Nga sẽ chuyển tiền khỏi các ngân hàng Thuỵ Sĩ. Nhưng họ sẽ chuyển tới đâu?
Kirill Kabanov, Chủ tịch Uỷ ban chống tham nhũng của Nga, cho rằng các đối tượng tham nhũng có thể gửi tiền vào các ngân hàng ở Hongkong và Panama. Lý do là Hongkong và Panama chưa tham gia Công ước chống rửa tiền và hiện không sẵn sàng xem xét bất kỳ hiệp định cung cấp bí mật ngân hàng nào hết.
Ông Kabanov cho biết: “Đối với họ (Hongkong và Panama) đây là trò chơi mà họ không muốn tham gia, còn đối với Nga và Thuỵ Sĩ thì đây là hiệp định khung. Giới quan chức Nga không có lợi trong việc này. Song vấn đề không chỉ là cất giấu ở đâu mà cất giấu bao nhiêu. Có thể giấu 10 triệu USD trong khi đó ở Nga thì người ta chuyển ra nước ngoài cả tỷ USD”.
Yakov Mirkin - Chủ tịch Hội đồng giám đốc hãng đầu tư Eurofinance, nhận xét rằng hiệp định kiểu như giữa Nga và Thuỵ Sĩ đã trở thành xu thế chung châu Âu thời hậu khủng hoảng. Trên toàn thế giới mới có gần 40 hiệp định như thế được ký kết. Trên thế giới cũng tồn tại chỉ số bí mật tài chính để tính độ minh bạch của các hệ thống ngân hàng, từ hết sức minh bạch đến vô cùng đen tối. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của chỉ số này là mức độ bí mật của các khu vực pháp lý trước cơ quan thuế của các nước. Luýchxămbua, quần đảo Cayman, Singapore và Hongkong đứng đầu về mức độ bí mật của các ngân hàng.
Tại Thuỵ Sĩ bắt đầu từ năm 1934 đã tồn tại điều luật đòi hỏi trực tiếp chủ ngân hàng phải đảm bảo bí mật thông tin đối với khách hàng. Ngân hàng nào vi phạm bị phạt tiền rất nặng còn người quản lý chịu án tù. Điều kiện duy nhất để hé lộ bí mật là nghi vấn tham nhũng hay rửa tiền.
Tuy nhiên, nguyên tắc bí mật ngân hàng ở Thuỵ Sĩ không hoàn toàn tuyệt đối. Luật pháp nước này quy định chi tiết trường hợp nào thì bí mật ngân hàng phải được hé mở một phần. Cụ thể là nếu công dân Thuỵ Sĩ bị nghi phạm tội hình sự thì các cơ quan điều tra có thể trình cho ngân hàng quyết định của toà án để lấy những thông tin cần thiết. Điều khoản này cũng áp dụng đối với công dân nước ngoài, song mức độ đến đâu thì còn do hiệp định ký với từng nước quy định.
Bây giờ Nga đã ký hiệp định về cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng với Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Nga không thể tiếp cận trực tiếp các ngân hàng mà phải thông qua toà án Thuỵ Sĩ.
TIN LIÊN QUAN
Theo Kaspersky Lab, đầu năm 2022, một nhóm tội phạm mạng nhiều lần tấn công các tổ chức chính phủ và quốc phòng ở Nga, cũng như các nước ở Đông Âu.
08/08/2022
Tổng thống Putin lưu ý rằng Học thuyết Hải quân mới phác thảo các biên giới của Nga, kể cả Bắc Cực và Biển Đen và thể hiện sẵn sàng bảo vệ vững chắc và bằng mọi cách các đường biên giới này.
Giới chức Nga vừa bắt giữ một nhà khoa học tại thành phố Novosibirsk thuộc vùng Siberia bị tình nghi phạm tội phản quốc.
03/07/2022
Website Bộ Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích Nga dường như bị tin tặc tấn công, với kết quả tìm kiếm dẫn đến một biểu tượng bằng tiếng Ukraina.
06/06/2022
Nhóm tin tặc quốc tế Anonymous đã truy cập được hơn một triệu email của ALET - công ty môi giới hải quan của Nga chuyên giao dịch với các nhà xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, than đá và khí đốt hóa lỏng, theo một tweet được phát hành bởi nhóm này.
27/04/2022
Một nghiên cứu của Kaspersky Lab cho thấy số lượng các cuộc tấn công DDoS vào các công ty Nga trong tháng 3 đã tăng gấp 8 lần. Đồng thời, thời gian trung bình của chúng tăng từ 12 phút lên 29 giờ.
01/04/2022
Nhóm tội phạm mạng đứng sau Racoon Stealer đã đình chỉ hoạt động của phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu này vì một trong những nhà phát triển nó chết khi Nga tấn công Ukraine.
26/03/2022
Ngày 6-3, TASS đưa tin, Bộ Phát triển kỹ thuật số, viễn thông và truyền thông đại chúng Nga sẽ chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin của nước này.
06/03/2022
Nhóm tin tặc Nga Conti được cho là đã lấy cắp thông tin cá nhân của nhiều nhân vật đình đám liên quan đến những món đồ trang sức họ mua bán tại công ty Graff.
02/11/2021
Nga đang điều tra nền tảng video Youtube vì nghi ngờ lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường, đưa ra những quyết định thiên vị.
20/04/2021