Pi Network thực chất là gì, Bitcoin thứ hai hay trò lừa đảo?
Chuyên gia cảnh báo lừa đảo khi đào Pi Coin - loại tiền số được cho là sẽ thành công hơn cả Bitcoin.
Ở Việt Nam hiện nay đang rộ lên phong trào đào Pi Coin – một loại tiền số được cho là sẽ thay thế được Bitcoin và có giá trị lớn trong tương lai. Những người tham gia vào mạng lưới này đều được hứa hẹn sẽ có thể đạt được khoản lợi nhuận khổng lồ.
Hiện tại theo tìm hiểu của chúng tôi, Pi Network chính là đơn vị thành lập ra Pi Coin. Tổ chức này ban đầu nói rằng được thành lập bởi một nhóm cựu sinh viên ở Đại học Standford gồm Nicolas Kokkalis, Chengdiao Fan, and Vince McPhillip. Tuy nhiên hiện tại, trên website của Pi Network chỉ còn tồn tại 2 người là Nicolas Kokkalis (Giám đốc công nghệ), Chengdiao Fan (Giám đốc sản phẩm) được giới thiệu trong phần bộ máy lãnh đạo của công ty.
Ngoài ra, dù tự xưng là phát triển ra loại tiền số mang tính cách mạng, có thể xóa bỏ hết những tồn tại của Bitcoin như tốn điện, gây hại cho môi trường và không sử dụng công nghệ phức tạp như blockchain tuy nhiên không có bất kỳ tờ báo chính thống nào về tài chính trên thế giới nhắc tới Pi Network.
Vậy Pi Network thực chất là gì? Nó có gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người dùng hay không? Dưới đây là bài viết của M. Ali - một nhà đầu tư tiền số, chuyên gia về bảo mật và công nghệ thông tin đăng tải trên tờ The Coin Post – chuyên trang về tiền điện tử .
---------------------------------------
Thời gian gần đây, tôi liên tục nhận được rất nhiều đường link spam gợi ý tham gia vào một dự án tiền điện tử mới có tên là "Pi Network". Tôi đã quyết định sẽ thử xem sao và truy cập vào trang web chính thức của nó cũng như cài ứng dụng Pi Network vào một thiết bị di động chạy hệ điều hành Android để kiểm tra.
Theo tuyên bố chính thức trên website của Pi Network thì: Pi là một loại tiền kỹ thuật số mới. Ứng dụng này cho phép bạn truy cập và phát triển số lượng đồng Pi của mình và có chức năng như một chiếc ví nơi chứa những tài sản kỹ thuật số của bạn. Pi được phân phối công bằng, thân thiện với môi trường và lượng tiêu thụ pin rất nhỏ.
Và ở thời điểm viết bài báo này (tháng 5/2020), Pi Network đã có trên 3,5 triệu lượt người tham gia (lượng người đào trên di động), 28,5 nghìn người theo dõi trên tài khoản Twitter; 97 nghìn lượt like trên trang page Facebook cũng như 128 nghìn lượt người theo dõi trên Instagram.
(Theo ghi nhận của chúng tôi tới thời điểm hiện tại, lượt like trên page chính thức của Pi Network đã đạt 472.004 likes; 287,5 nghìn người theo dõi trên Twitter, 596 nghìn người theo dõi trên trang Instagram).
Wesbite đáng ngờ của Pi Network
Ấn tượng đầu tiên khi vào website của Pi Network của tôi là có thiết kế hết sức đơn điệu và thậm chí còn chứa một vài thông tin công nghệ không chính xác. Website ghi rằng Pi Network là "Đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên bạn có thể đào trên điện thoại" và điều này không phải sự thật. Một vài đồng tiền số trước đây như Plexa (UPX) và Electroneum (ETN) đều sử dụng được trên ứng dụng di động để đào.
Tiếp đến khi thăm dò các công ty và startup về tiền kỹ thuật số, các chuyên gia đều sẽ khuyên rằng bạn cần xác nhận xem chúng có hoạt động dựa trên công nghệ blockchain – có nghĩa là chúng được theo dõi dữ liệu các giao dịch một cách chi tiết hay không. Tuy nhiên trong trường hợp của Pi Networks, website của họ không cho thấy bất kể thông tin nào về một đường dẫn Blockchain hợp lệ, cũng không có tuyên bố về dự án, không có sách trắng (white paper) và cũng không có đường liên kết tới trang lưu trữ dữ liệu.
Những lời tự tuyên bố của Pi Network như "Tốt hơn Bitcoin" hay "Bitcoin thật sự" chỉ khiến tôi liên tưởng tới một trò lừa đảo kinh điển và rất buồn rằng rất nhiều người đang tham gia vào đây.
Ứng dụng di động của Pi Network: Cực kỳ đáng ngờ!
Ứng dụng Pi Network trên Google Play có rất nhiều đánh giá giả. Có thể dễ nhận thấy rất nhiều tài khoản dùng chức năng đánh giá để spam link mời gia nhập. Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn nhận được đánh gá 4,9 sao và có hơn 1 triệu người cài đặt đang hoạt động với 43 nghìn lượt đánh giá!
Hơn nữa, để sử dụng ứng dụng Pi Network, bạn phải cung cấp rất nhiều dữ liệu cá nhân:
- ID của thiết bị đào và thông tin cuộc gọi.
- Quyền truy cập kho lưu trữ file, hình ảnh.
- Điện thoại.
- Danh bạ.
- Thông tin kết nối wifi.
- Một số thứ khác: Nhận dữ liệu từ Internet, truy cập toàn bộ mạng lưới, không được cho thiết bị tắt, cho phép hiển thị trên các ứng dụng khác (Draw over others app) – việc này cực kỳ nguy hiểm, ứng dụng Pi Network có thể ăn cắp mật khẩu.
Một khi giới thiệu thêm được 1 người cùng tham gia, bạn sẽ nhận thêm được 25% tốc độ khai thác Pi Coin. Đây là ví dụ điển hình của mô hình lừa đảo thu hút mọi người với lời hứa lợi nhuận bằng việc lôi kéo thêm được nhiều người hơn để có thể tăng sức mạnh đào của họ.
Khi bắt đầu sử dụng ứng dụng, bạn sẽ "đào" ở mức 0,25 Pi mỗi giờ. Bạn sẽ cần mời nhiều bạn để tăng tốc độ đào của mình. Càng nhiều người thì bạn sẽ càng đào "khỏe" hơn.
Sau khi thử làm trong 24 giờ, tôi có thể nói Pi Network không phải là cỗ máy đào tiền số thực sự. Nó chỉ là một ứng dụng cho bạn một phần rất nhỏ loại tiền số không có thực mang tên Pi.
Vấn đề bảo mật với Pi Network
Ứng dụng Pi Network đang chuyển đến một mã nguồn bên thứ 3 là "socialchain.app" và "rayjump.com" – một điểm khá bất thường.
Quan trọng hơn, đã có rất nhiều người kêu mất tiền vì Pi Network trên mạng xã hội Quora: Midas Tricone nói rằng anh đã mất tiền từ tài khoản ngân hàng sau khi cài và sử dụng Pi Network App.
"Hoàn toàn là lừa đảo. Tôi đã đào Pi Coin trong 3 tháng, không cho biết tài khoản ngân hàng nhưng bằng cách nào đó họ lại quản lý được thông tin ngân hàng của tôi, đăng nhập và lấy cắp mất 3 USD. Tôi biết 3 USD chẳng là gì nhưng đó là tiền của tôi. Họ có 3,5 triệu người dùng và con số này đang nhiều hơn lên mỗi ngày. Chẳng có gì đảm bảo rằng họ sẽ không làm điều tương tự với toàn bộ 3,5 triệu người đó. Tôi khuyên các bạn nên tránh xa ứng dụng này".
Nguồn: Theo Coins Post
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN LIÊN QUAN
Nga được cho đang thảo luận với một số quốc gia đồng minh về việc tung ra các nền tảng thanh toán xuyên biên giới được thực hiện bằng stablecoin.
07/09/2022
Samsung Securities là một trong nhiều đối thủ tài chính nặng ký đang đàm phán với chính phủ cho kế hoạch làm sàn giao dịch crypto.
23/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch áp thuế lên đến 50% đối với hoạt động airdrop, theo Bộ Kinh tế và Tài chính.
23/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu thử nghiệm CBDC và dự kiến sẽ triển khai chính thức vào năm bầu cử tổng thống 2024.
Nhà cung cấp Domainer đã bán tên miền NFTs.com với giá 15 triệu đô la. Nhà môi giới GoDaddy và công ty thanh toán Escrow.com đã tham gia vào thương vụ này. Chủ sở hữu mới của địa chỉ này muốn được giấu tên, nhưng theo Domainer, người này đang tham gia vào một số dự án Web3.
05/08/2022
Jeff Garzik, một nhà phát triển chính của hệ điều hành Linux và dự án Bitcoin Core, đã công bố sự ra mắt của NextCypher Productions vào ngày 02/08.
04/08/2022
Số 14.000 Bitcoin trị giá hơn 300 triệu USD do các thợ đào nắm giữ đã bị bán ra chỉ trong một ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
20/07/2022
Dubai, một trong bảy Tiểu vương quốc UAE, khởi động Chiến lược Metaverse nhằm thúc đẩy tham vọng tạo ra 40.000 việc làm ảo đến năm 2030.
19/07/2022
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đặt bút ký thông qua một dự luật của quốc gia để áp đặt thuế suất cao hơn đối với thợ đào tiền mã hóa.
13/07/2022
Số Bitcoin của El Salvador đã mất giá 60%, trong bối cảnh ngân sách ngày càng hao hụt và cần tiền trả nợ nước ngoài.
06/07/2022