Vietnews.ru
Chính trị

Hội thảo trực tuyến về Biển Đông tại Nga

21/06/2020 (Đọc 5 phút)


Ngày 20-6, Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN), đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về tình hình hiện nay ở Biển Đông. Diễn ra trong bối cảnh tình hình tại khu vực này diễn biến phức tạp, hội thảo với tên gọi “Tranh chấp ở Biển Đông: những thách thức và hiểm họa” đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả đến từ các trường, viện nghiên cứu của Nga, cũng như sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn.

Hội thảo trực tuyến về Biển Đông tại Nga

Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến về Biển Đông do Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga tổ chức.

Hội thảo tập trung đề cập các quan điểm và góc nhìn khác nhau trong vấn đề Biển Đông và tình hình khu vực, bao gồm những căng thẳng xảy ra thời gian gần đây; Biển Đông từ góc độ pháp lý; ứng xử của các bên ở Biển Đông; vai trò của ASEAN, cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến khu vực Đông Nam Á và Biển Đông.

Hội thảo nhận định rằng tình hình ở Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng, đòi hỏi nhanh chóng soạn thảo và ký kết Bộ quy tắc ứng xử của ở Biển Đông (COC), coi đây là yếu tố quan trọng, có tính rằng buộc pháp lý để điều chỉnh ứng xử của các bên tranh chấp. Các học giả cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nếu tình hình ở khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, leo thang căng thẳng, có thể lôi kéo nhiều bên vào cuộc tranh chấp, làm cho tình hình càng phức tạp hơn, dẫn đến những thách thức và những hiểm hoạ khó lường.

Liên quan quan điểm của Việt Nam về vấn đề này, Hội thảo nhấn mạnh đến chính sách nhất quán của Việt Nam giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công ước của Liên hợp quốc về luật Biển.

Tại hội thảo, các học giả Nga đều nhất trí cho rằng, Việt Nam là một trong những yếu tố chính của hòa bình, ổn định và có đóng góp lớn cho duy trì hòa bình ở khu vực này. Việt Nam kiên quyết đường lối giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình. Chính sách của Việt Nam đã phát huy vai trò ASEAN là yếu tố quan trọng trên thế giới và với sự đồng lòng của ASEAN, sẽ mở ra cơ hội để Biển Đông được ổn định hơn và tình hình có thể kiểm soát tốt hơn. Việt Nam là nước luôn ủng hộ việc sớm hoàn thành và thực thi COC.

Ngoài ra, với chính sách đối ngoại đa phương, Việt Nam coi trọng hợp tác với các đối tác châu Á và nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Austraylia, Nhật Bản và Nga. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước có thể ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt căng thẳng, góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Hội thảo đề cập chính sách không thay đổi, quan điểm trung lập của Nga liên quan đến tình hình ở Biển Đông. Nga kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trên cơ sở ngoại giao hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy đàm phán, ký kết COC, tạo cơ sở để văn bản này có hiệu lực pháp lý. Quan điểm này đáp ứng đầy đủ lợi ích của tất cả các bên xung đột để giải quyết các vấn đề đang tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Hội thảo quốc tế Biển Đông do Viện Đông phương học tổ chức hai năm một lần, lần đầu tiên vào năm 2013, tuy nhiên vì lý do khách quan, hội thảo lần thứ tư vào năm 2019 đã lui đến năm nay. Tại ba hội thảo trước, lập trường của các bên đều mong muốn trong khi chờ đợi COC có hiệu lực pháp lý, các bên cần chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp, ngừng triển khai các thiết bị, phương tiện quân sự, và thực thi các hành động quân sự hóa khác khiến căng thẳng leo thang trong khu vực. Các bên liên quan nên bắt đầu ngay tiến trình xây dựng lòng tin, góp phần giữ gìn an ninh khu vực và môi trường biển, tôn trọng và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời sớm thiết lập và thực thi COC có tính ràng buộc pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982.

Theo Nhân Dân


Tags: hội thảo, trực tuyến, biển Đông,
#trực tuyến #biển Đông #hội thảo


TIN LIÊN QUAN

Nhà chức trách Israel cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời xin lỗi vì phát biểu của Ngoại trưởng Sergey Lavrov liên quan đến Adolf Hitler và người Do Thái.

Chính trị,

05/05/2022

Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.

Chính trị,

04/05/2022

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.

Chính trị,

04/05/2022

Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.

Chính trị,

03/05/2022

Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".

Chính trị,

28/04/2022

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính trị,

26/04/2022

Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.

Chính trị,

24/04/2022

Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.

Chính trị,

21/04/2022

Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.

Chính trị,

17/04/2022

Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.

Chính trị,

17/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022