Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
Báo cáo sơ bộ của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) và Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) cho thấy, tình hình kinh doanh của hai doanh nghiệp lớn ngành thủy sản diễn biến thuận lợi trong quý đầu năm nay. Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu tăng liên tiếp trong 3 tháng với chủ lực là cá tra. Riêng tháng 2, doanh thu cá tra tăng mạnh đến 160%. Lũy kế quý đầu năm, tổng doanh thu đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sao Ta công bố doanh số 3 tháng đầu năm với phong độ không đồng đều. Tháng đầu năm công ty này ghi nhận doanh số gần 29 triệu USD, bằng 190% lần so với cùng kỳ, do có lô hàng xuất cận cuối năm 2021 chỉnh sang tiêu thụ năm nay. Ban lãnh đạo Sao Ta đánh giá, doanh số của tháng 1 là cột mốc mới trong quá trình phát triển của của doanh nghiệp. Tổng lại cả quý, doanh số tăng hơn 39%, lên mức 58,7 triệu USD.
Song hành cùng kết quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu của hai doanh nghiệp này được dịp lập sóng. Từ vùng giá quanh 60.000 đồng một đơn vị, mã VHC đón nhiều đợt tăng giá liên tiếp suốt thời gian qua. Xét riêng 2 tuần giao dịch trong tháng 4, chỉ có 3 phiên thị giá mã này đi lùi nhưng với mức độ khá nông. VHC chốt phiên 14/4 ở mức 102.600 đồng một đơn vị, tăng gần 53% so với hồi đầu năm.
Mã FMC có nhiều biến động hơn. Hồi đầu năm, thị giá lùi nhẹ từ 53.000 đồng một đơn vị về dưới 50.000 đồng, sau đó lại tăng gần như liên tục, vượt mốc 60.000 đồng một đơn vị vào cuối tháng 2. Chốt phiên 14/4, thị giá mã này đạt 72.500 đồng, tăng gần 37% so với hồi đầu năm.
Báo cáo mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, xuất khẩu cá tra sẽ ghi nhận mức phục hồi mạnh trong năm nay do nhu cầu cá thịt trắng toàn cầu tăng, đặc biệt sau sự thiếu hụt từ Nga. Giá bán cao sẽ duy trì ít nhất đến hết quý II do giá nguyên liệu tăng. Ngoài ra, thủy sản đánh bắt giảm do giá dầu tăng, đẩy tiêu thụ cá tra tăng. Theo đó, VDSC kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp cá tra sẽ tăng mạnh ba chữ số trên mức nền thấp so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay.
Số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 920 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong quý I đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với ngành hàng cá tra, quý đầu năm nay đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tôm, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt trên 900 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ. Hai mặt hàng trên chiếm hơn hai phần ba kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Phân tích thêm về thị trường xuất khẩu, Chứng khoán Mirea Asset (MASVN) nêu quan điểm, cá tra Việt Nam sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc Nga bị cấm vận. Cá minh thái là loại cá thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng năm Nga xuất khẩu khoảng 400 triệu USD cá này. Do đó, khi Nga bị cấm vận bởi Mỹ và các quốc gia Tây Âu sẽ là cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam.
Tuy nhiên, MASVN lưu ý rằng ngành này sẽ phải đối mặt với thách thức giá thức ăn thủy sản tăng. Thực tế trên thị trường, giá các mặt hàng trên đã khởi động đà tăng từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Trong đó, C.P Việt Nam đã tăng 400 đồng một kg đối với nhiều nhãn thức ăn chăn nuôi cá. Ausfeed Bình Định cũng điều chỉnh giá thức ăn thủy sản lên 300-400 đồng một kg. Thức ăn cho tôm thẻ gần đây cũng tăng đến 2.000 đồng một kg.
Theo Chứng khoán An Bình (ABS), ngoài khó khăn về giá thức ăn cho tôm và cá, các doanh nghiệp còn phải tính thêm kịch bản khi chi phí logistics tăng, giá dầu tăng làm nâng chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, ngành còn chịu áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia...
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
17/04/2022
Booking Holdings Inc đã nộp khoản phạt 1,3 tỷ ruble (16,66 triệu USD) cho nước này do vi phạm luật chống độc quyền.
08/04/2022
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố hôm 7-4, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 3 giảm sâu, chỉ đạt 46,9 triệu USD, bằng 14% và 26% so với tháng 1 và 2.
07/04/2022
Thông báo của ông lớn dầu mỏ Shell cho thấy những tác động tài chính đối với các nhà khai thác dầu phương Tây sau khi rút khỏi Nga.
07/04/2022
Exxon Mobil Corp. dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD cho việc phát triển dầu Sakhalin-1 ở Nga khi công ty cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng sau cuộc tiến quân vào Ukraine.
06/04/2022
Nhà sản xuất tuabin điện gió Đan Mạch Vestas, giống như các công ty phương Tây khác trước đó, đã thông báo vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ rút khỏi Nga, nơi họ có hai nhà máy, do cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
06/04/2022
Công ty sản xuất chip của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.
06/04/2022
Tập đoàn năng lượng ExxonMobil (Mỹ) đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga, trong thời gian nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
05/04/2022
Cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nga lao dốc sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đó là lúc David Amaryan mua vào.
04/04/2022
Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...
04/04/2022