Nga tiến gần hơn đến quốc hữu hóa tài sản công ty nước ngoài đóng cửa
Ngày 9/3 vừa qua, một ủy ban lập pháp của Nga đã thông qua các biện pháp dẫn tới quá trình quốc hữu hóa tài sản của các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga.
Ủy ban lập pháp này có trách nhiệm đọc và đánh giá các dự luật sẽ được chính phủ Nga đệ trình ra trước hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga. Việc ủy ban này thông qua dự luật mới cho thấy Nga đang tiến gần hơn đến việc quốc hữu hóa tài sản doanh nghiệp nước ngoài để lại nhằm củng cố sự ổn định của nền kinh tế trước sức ép trừng phạt.
Theo tuyên bố của Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền, các biện pháp mới có mục đích ngăn chặn các doanh nghiệp có hơn 25% cổ phần sở hữu bởi thực thể nước ngoài hoặc “các chính phủ không thân thiện” bị phá sản và duy trì việc làm tại các doanh nghiệp này.
Các biện pháp được đề xuất sẽ cho phép thành viên ban giám đốc tại các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng hoặc cơ quan thuế liên bang Nga chỉ định thành viên ngoài doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh và sản xuất. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp có thể khiếu nại quyết định này trong vòng 5 ngày nếu đồng ý quay trở lại hoạt động hoặc bán lại quyền lợi của mình.
Một biện pháp khác được đưa ra là tòa án sẽ chỉ định thành viên ngoài doanh nghiệp quản lý hoạt động và chào bán cổ phần của doanh nghiệp. Người mua cổ phần sẽ phải giữ lại ít nhất 2/3 số nhân viên của doanh nghiệp.
Tuyên bố này nhắc lại quan điểm trước đó của Tổng Thư ký Đảng Nước Nga thống nhất Andrei Turchak rằng chính phủ Nga nên quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài đã rời bỏ quốc gia này.
Sau khi phương Tây thực thi các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đã dừng hoạt động, rút bớt vốn hoặc dừng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại Nga.
Trong lĩnh vực năng lượng, bp đã rút 19,75% cổ phần của mình trong tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft tại Nga, trong khi Shell rút lui tất cả các hoạt động với tập đoàn năng lượng Gazprom.
Các ông lớn trong ngành thực phẩm như Nestle, Yum! Brands (KFC, Pizza Hut) đều đã dừng đầu tư vào Nga. Tương tự, Microsoft và Apple là những hãng công nghệ lớn đã tuyên bố dừng bán sản phẩm và dịch vụ tại Nga. Bên cạnh đó, nhiều hãng thời trang lớn như H&M, Zara và Adidas đều đã dừng hoạt động tại Nga.
Theo nguoiduatin.vn
#Nga-Ukraine #quốc hữu hóa
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022