Nga tuyên bố không tham gia Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân
Nga cho rằng Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân làm tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia và "phản tác dụng", nên Moskva sẽ không tham gia.
"Chúng tôi nhấn mạnh Nga không có ý định tham gia Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân (TPNW) và tin rằng hiệp ước không thiết lập bất kỳ tiêu chuẩn chung nào kể cả bây giờ và trong tương lai", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 24/6 cho hay.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị đầu tiên của các quốc gia tham gia TPNW tại Vienna, Áo. Hội nghị kéo dài ba ngày, bắt đầu hôm 21/6, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về việc vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng trong xung đột Ukraine.
Theo bà Zakharova, Nga kiên định quan điểm rằng sự phát triển của hiệp ước là quá vội vã, sai lầm và phản tác dụng. Thỏa thuận này không giúp giảm thiểu rủi ro hạt nhân, vốn đang ngày càng tăng, và không đưa nhân loại tiến gần hơn mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân. Cách tiếp cận trong TPNW chỉ dẫn đến gia tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân, bà nhấn mạnh.
"Hiệp ước không tính đến tình hình quân sự - chính trị và quân sự - chiến lược của mỗi nước, đi ngược lại nguyên tắc rằng giải trừ hạt nhân phải được thực hiện theo cách có thể tăng an ninh cho tất cả mọi người", bà cho hay. "Chúng tôi không thấy hiệp ước này có những biện pháp thực tế để cắt giảm vũ khí hạt nhân".
Bà Zakharova nhấn mạnh Nga, cũng như các quốc gia có tiềm lực hạt nhân quân sự khác, đã không tham gia hội nghị TPNW và cũng không có ý định làm như vậy trong tương lai.
TPNW cấm sử dụng, phát triển, thử nghiệm, bố trí, dự trữ và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tháng 7/2017 với sự chấp thuận của 122 quốc gia. Hiện 62 nước và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn hiệp ước, có hiệu lực từ tháng 1/2021.
Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, cũng như các nước thành viên NATO, chưa ký TPNW. Tuy nhiên, trong số này, ít nhất 29 nước, bao gồm Đức, Bỉ và Hà Lan, tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên.
Theo: VnExpress
https://vnexpress.net/nga-tuyen-bo-khong-tham-gia-hiep-uoc-cam-vu-khi-hat-nhan-4480140.htmlTIN LIÊN QUAN
Nga cho rằng Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân làm tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia và "phản tác dụng", nên Moskva sẽ không tham gia.
25/06/2022
Công tố viên ở thành phố Munich thông báo nhà chức trách Đức đã thu giữ 3 ngôi nhà và một tài khoản ngân hàng của một thành viên Duma quốc gia (Hạ viện) Nga và vợ ông này.
21/06/2022
Theo phóng viên TTXVN Brussels, Hội đồng châu Âu ngày 20/6 quyết định gia hạn đến ngày 23/6/2023 các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea và thành phố Sevastopol.
20/06/2022
Quốc hội Ukraine bỏ phiếu thông qua hai dự luật với hạn chế nghiêm ngặt nhằm vào sách và âm nhạc Nga.
20/06/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu về nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ngày 17/6 mà Điện Kremlin mô tả là bài phát biểu “cực kỳ quan trọng”.
18/06/2022
Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với 61 quan chức Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm kể từ ngày 6/6.
07/06/2022
Nga nói ba nước láng giềng của Serbia không cho phép máy bay dự kiến chở Ngoại trưởng Lavrov qua không phận để tới Belgrade, buộc ông phải hủy lịch trình.
06/06/2022
Hội đồng châu Âu (EC) nêu rõ trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, EC quyết định áp đặt gói trừng phạt kinh tế và cá nhân thứ sáu đối với cả Nga và Belarus.
03/06/2022
Hôm nay (3/6), Mỹ đã đưa 71 thực thể mới của Nga vào danh sách đen gồm cả nhà máy sản xuất máy bay và công ty đóng tàu.
03/06/2022
Công ty năng lượng Orsted của Đan Mạch ngày 31/5 cho biết tập đoàn Gazprom của Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt tới Đan Mạch vì công ty này từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
31/05/2022