Nhóm G7 chính thức bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga
Tổng thống Joe Biden cho biết các nước G7 sẽ thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của Nga. Hàng hóa Nga sẽ bị áp thuế nhiều hơn.
Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ, cùng với các nước G7 khác và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện các bước để thu hồi quy chế tối huệ quốc với Nga, đồng thời công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của Nga.
Mỗi quốc gia phải thực hiện việc thay đổi trạng thái thương mại của Nga dựa trên các quy trình quốc gia của riêng mình. Tại Mỹ, quy chế tối huệ quốc có tên là "Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn”. Các thành viên lưỡng đảng đều tỏ ra ủng hộ việc bỏ quy chế này.
Ông Biden nói động thái sẽ là đòn giáng mạnh vào kinh tế Nga trong khi nước này tiếp tục chiến sự ở Ukraine. Tổng thống Mỹ cũng gọi Tổng thống Nga Putin là “kẻ gây hấn” và ông Putin sẽ phải “trả giá”.
Mỹ cũng bổ sung thêm danh sách trừng phạt các nhà tài phiệt Nga, đồng thời cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga. “Đó là những bước mới nhất mà chúng tôi đang thực hiện nhưng không phải là những bước cuối cùng”, ông Biden nói.
Các động thái phối hợp của Washington, London và các đồng minh khác bao gồm một loạt biện pháp trừng phạt, kiểm soát xuất khẩu và hạn chế ngân hàng nhằm mục đích gây sức ép buộc ông Putin chấm dứt cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế Nga khốn đốn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.
Theo Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, năm 2019, Nga là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 26 của Mỹ, với khoảng 28 tỉ USD trao đổi thương mại giữa hai nước. Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Nga bao gồm nhiên liệu khoáng sản, kim loại quý và đá, sắt thép, phân bón và hóa chất vô cơ. Tất cả các mặt hàng này có thể bị áp thuế cao hơn khi các nước chính thức bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga.
Việc tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga mở đường cho Mỹ và các đồng minh áp đặt thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa của Nga, điều này sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đang rơi vào "suy thoái sâu” do các lệnh trừng phạt.
Theo tuoitre.vn
TIN LIÊN QUAN
Bộ Ngoại giao Nga đã trục xuất tổng cộng 85 nhân viên ngoại giao: Pháp - 34 người, Tây Ban Nha - 27 người và Ý - 24 người.
18/05/2022
Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Tolstoy cho biết nước này có kế hoạch thảo luận về khả năng rút khỏi hai tổ chức WTO và WHO.
18/05/2022
Ngày 6-5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố điều chỉnh đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga, cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thêm thời gian để thích ứng.
06/05/2022
Nhà chức trách Israel cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời xin lỗi vì phát biểu của Ngoại trưởng Sergey Lavrov liên quan đến Adolf Hitler và người Do Thái.
05/05/2022
Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.
04/05/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.
04/05/2022
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.
03/05/2022
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022