Vietnews.ru
Cộng đồng

Người Việt ở Nga với hình thức kinh doanh mới

02/05/2013 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Trong số hơn 80.000 người Việt tại Nga có khoảng 80% bà con sinh sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán tại các chợ.Ở xứ sở Bạch Dương, “nghề buôn” của người Việt được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Hơn 20 năm qua, việc kinh doanh, buôn bán của người Việt tại Nga đã trải qua nhiều thăng trầm từ ốp đến chợ và từ chợ này sang chợ khác. Tuy nhiên ốp hay chợ thì cũng chỉ là hình thức kinh doanh quá độ. Còn trong giai đoạn hiện nay,Trung tâm thương mại mới là xu thế phát triển tất yếu.

Người Việt ở Nga với hình thức kinh doanh mới

Năm 2013 này, với sự ra đời của Trung tâm Văn hóa – Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva, bà con cộng đồng người Việt đang hướng tới một hình thức kinh doanh mới trên đất bạn. Dự án được xây dựng ngay tại Thành phố Mátxcơva và hiện đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị khánh thành, đưa vào hoạt động.

Ốp - chợ: hình thức kinh doanh quá độ

Với bà con cộng đồng người Việt ở Nga thì ốp - chợ là mô hình kinh doanh phổ biến nhất trong suốt 20 năm qua. Buôn bán ngoài chợ, tuy là đã có lượng khách hàng ổn định, nhưng bà con vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào chủ chợ. Đi cùng với đó, bà con phải trả một khoản chi phí rất lớn hàng tháng gồm: tiền thuê chỗ bán hàng, tiền thuế, bốc vác và các khoản chi không chính thức khác. Khi buôn bán thuận lợi thì không sao, nhưng gặp phải lúc khó khăn, khoản chi phí này là một gánh nặng đè lên vai bà con.

Do quá phụ thuộc vào chủ chợ nên khi chính quyền kiểm tra bà con không có giấy tờ gì sẽ bị mất trắng hàng hóa. Hơn nữa, buôn bán ở các ốp, chợ là hình thức mang tính chất bất hợp pháp, không được chính quyền ủng hộ, chính vì vậy mà bà con vừa kinh doanh, vừa nơm nớp lo sợ chợ có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào. Trong quá khứ, hết Đôm 5 đến Saliut rồi lại đến chợ Vòm bị đóng cửa đã là nỗi ám ảnh rất lớn đối với mọi người. Mỗi lần chợ bị đóng cửa là bà con tiểu thương người Việt lại bị mất hàng hóa, có người còn mất hết tiền bạc. Cơn ác mộng trắng tay còn khiến cho bao nhiêu người bàng hoàng

Thực tế cho thấy, mô hình ốp, chợ chỉ là hình thức kinh doanh quá độ, về lâu dài sẽ không còn phù hợp trong thời kỳ kinh tế nước Nga đang ngày càng phát triển như hiện nay. Chính quyền Thành phố Mátxcơva trong quá trình văn minh thuơng mại đã thực thi nhiều biện pháp đóng cửa hay chuyển đổi các chợ và hệ quả là hàng loạt khu chợ của người Việt đã lần lượt bị dừng hoạt động. Tuy thế, cũng vì cuộc mưu sinh mà bà con tiểu thương người Việt phải chạy từ chợ này sang chợ khác, làm ăn chỉ mang tính thời vụ còn cuộc sống riêng cũng không đuợc ổn định.

Gần đây, Chính quyền Thành phố Mátxcơva tiếp tục yêu cầu, đến ngày 1 tháng 7 năm 2013 tất cả các chợ không đạt tiêu chuẩn tại khu vực Mátxcơva mới sẽ phải đóng cửa. Các nhà lãnh đạo Thủ đô cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, chính những khu chợ không được quy hoạch đã làm gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông, người lao động nhập cư không giấy tờ, kinh doanh không hợp pháp, nạn buôn lậu, mất vệ sinh… nên chính quyền thành phố cương quyết làm triệt để vấn đề này.Trong bối cảnh này, quyết định về nước hay ở lại? Và nếu ở lại thì phải tiếp tục xoay sở thế nào đang là bài toán khó với những người Việt Nam đã chọn nước Nga làm nơi lập nghiệp.

Anh Phạm Văn Nhân – một tiểu thương ở chợ Liublino chia sẻ với chúng tôi: “Bất kỳ ai cũng muốn có một nơi làm ăn và sinh sống ổn định chứ không ai lại muốn nay đây mai đó. Ấy vậy mà mười mấy năm buôn bán ở Nga tôi đã phải trải qua tới 6 ốp, chợ rồi. Mỗi lần như vậy, việc buôn bán lại bị gián đoạn, mất thời gian làm quen với môi trường kinh doanh mới. Nhưng tôi còn may mắn hơn nhiều người khác đó là hàng hóa không bị tịch thu. Như vụ đóng cửa Saliut 3 thực sự đã làm cho nhiều bà con ta bị mất trắng. Trong thời điểm hiện nay, việc buôn bán tại Nga đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tâm lý tiêu dùng của người Nga cũng đã thay đổi, họ không xuề xòa như xưa nữa mà khắt khe hơn. Họ muốn mua hàng hóa ở những địa điểm tin cậy, có thể bảo vệ được quyền lợi của họ và Trung tâm thương mại được họ lựa chọn nhiều hơn. Chính vì vậy mà bà con người Việt cũng rất muốn “tiến từ chợ vào trung tâm thương mại” nhưng chưa có cơ hội”.

Trước một sự thay đổi lớn về tình hình kinh doanh chợ, thêm cả những quy chế mới mà luật pháp nước Nga ban hành dành cho người nhập cư ngày càng khắt khe hơn trước thì đúng là với cộng đồng người Việt ở Nga sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình kinh doanh trở thành nóng hổi hơn bao giờ hết. Nếu có ý định lập nghiệp lâu dài, bà con người Việt mình cần phải thay đổi tập quán buôn bán từ trước đến nay để chuyển sang hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại hơn.

Kinh doanh trung tâm thương mại: xu thế phát triển tất yếu

Có thể nói, kinh doanh trong Trung tâm thương mại là một xu hướng tất yếu khi mà thị trường Nga dần đi vào quy củ. Trung tâm thương mại là hình thức kinh doanh văn minh, hàng hóa nhập khẩu cũng được minh bạch hơn và bà con được đóng thuế theo quy định của pháp luật, như vậy việc kinh doanh của bà con sẽ được hợp lý hóa. Trung tâm thương mại đang được coi là điều kiện tốt nhất cho giới tiểu thương người Việt có cơ hội phát triển theo chiều sâu tại thị trường Nga. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, việc thay đổi tư duy trong kinh doanh là tất yếu và việc lựa mô hình kinh doanh thích hợp với xu hướng phát triển là cần thiết.

Chị Hồng Hạnh, người đã có nhiều năm buôn bán ở chợ Dubrovka chia sẻ: “Mặc dù việc kinh doanh ngoài chợ của bà con hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nhưng hầu như chưa có ai dám bỏ chợ, bởi vì giá thuê gian hàng trong các Trung tâm thương mại của người Nga rất cao. Khi nghe nói Trung tâm Văn hóa, Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva là trung tâm dành riêng cho người Việt để ở và bán hàng thì bà con chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi đã đến tận dự án để tìm hiểu và được biết dự chủ đầu tư áp dụng chính sách cho vay trả góp với lãi suất ưu đãi, được trả góp trong thời gian dài và chỉ cần đóng trước 30% giá trị là có thể sở hữu gian hàng. Ngoài ra, tại đây các dịch vụ liên quan đến pháp lý, trả thuế đều được ban quản lý trung tâm lo liệu nên rất thuận lợi. Chính vì vậy mà tôi sẽ mua gian hàng tại đây để làm cơ sở để giao dịch, bán hàng cho những khách hàng ở xa, đồng thời vẫn có thể bán hàng cho những khách lẻ trong khu vực Mátxcơva”.

Là một người từng trải qua mất mát khi chợ Vòm bị đóng cửa, anh Trần Bá Thịnh thấu hiểu hơn ai hết những khốn khó khi không có một nơi buôn bán ổn định. Anh chia sẻ: “Nhìn cảnh bà con mình bao nhiêu năm nay cứ vật lộn với cuộc sống ở ngoài chợ, nhiều lúc tôi cảm thấy chua xót lắm. Tôi vẫn ước mơ được cùng với bà con cộng đồng được bán hàng trong một trung tâm thương mại văn minh hơn, điều kiện kinh doanh tốt hơn và phù hợp với thói quen buôn bán của người Việt mình. Khi biết đến dự án Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva tôi đã chia sẻ thông tin này tới một số bà con gần gũi với mình, tất cả mọi người đều rất hân hoan. Vợ chồng tôi đã mua một căm hộ tại trung tâm khá sớm nên may mắn chọn được vị trí khá đẹp. Tôi được biết hiện nay dự án này đã được nhiều bà con quan tâm, người thị mua căn hộ, người lại mua gian hàng tại đây vì nghe đâu chủ đầu tư chỉ bán một phần thôi, còn một phần để cho thuê. Mà mua thì mình được sở hữu vĩnh viễn, tội gì không nhanh tay mà mua để yên tâm làm ăn”.

Trung tâm Văn hóa, Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva là một dự án trung tâm thương mại hiếm hoi của người nước ngoài được triển khai tại Nga. Việc xây dựng dự án này là một bước ngoặt lớn đối với cộng đồng người Việt tại Nga, vì đây không đơn thuần chỉ là một hình thức kinh doanh mới của cộng đồng người, mà còn nơi sinh sống, diễn ra các hoạt động văn hóa của bà con người Việt. Không lâu nữa Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva sẽ chính thức khai trương. Sự kiện này đang được rất nhiều bà con cộng đồng người Việt trông đợi, bởi đó là thời khắc mà cuộc sống và công việc của bà con sẽ bước sang một trang mới với nhiều thuận lợi và cơ hội.

Theo Báo Đất Việt


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nga, tác động lớn đến đời sống và công việc làm ăn của nhiều người Việt tại đây.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, không chỉ cộng đồng người Việt ở nước này gặp khó khăn, mà ngay cả bà con ta tại Liên bang Nga cũng phải đối mặt với không ít thách thức…

Các lệnh cấm vận của phương Tây liên quan tình hình xung đột Ukraine gây tác động đến nền kinh tế và xã hội nước Nga. Vậy đời sống của du học sinh Việt Nam tại Nga đang bị ảnh hưởng thế nào?

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đơn phương liên tiếp được áp đặt nhằm vào Nga khiến nền kinh tế nước này đối mặt với thử thách chưa từng có. Công việc của bà con người Việt Nam tại đây, đặc biệt tại thành phố Voronezh, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sinh sống tại Nga hơn 30 năm, ông Lê Xuân Khái đánh giá biến động lần này là lớn nhất nhất song ông tin rằng trong khó khăn thì tố chất cần cù, chịu khó, sáng tạo của người Việt cũng được phát huy.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cung cấp một số thông tin cùng các đầu mối liên lạc tại Nga để bà con người Việt tại Ukraine liên hệ nếu sơ tán sang đây.

Trong khuôn khổ các giải thường niên của Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga (ViTAR), Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga phối hợp với Câu lạc bộ tennis Neva và tập đoàn Golden Age của người Việt ở St. Petersburg đã tổ chức giải tennis Mùa thu Vàng ViTAR-NEVA 2021 trong hai ngày 9-10/10 tại thành phố St. Petersburg xinh đẹp.

Tối 20/9 (tức 14/8 âm lịch), cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại khu phố Bratislavsk ở thủ đô của Nga đã tổ chức Đêm hội Trăng rằm vui tươi, đầy ý nghĩa cho những người Việt sống ở đây và khu vực xung quanh đó.

Tại Nga, nhiều người Việt đã trải qua hành trình tự cách ly và phục hồi tại nhà, trong khi một số người phải nhập viện điều trị khi mắc Covid-19.

Đúng ngày kỷ niệm 318 năm sinh nhật thủ đô phương Bắc Saint Petersbrug của nước Nga, ngày 27/5, tại khách sạn Grand Tchaikovsky, tập đoàn Golden Age Group đã tổ chức buổi giới thiệu dự án tòa nhà tổ hợp đa năng Multi Complex Building “6/3”.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022