Nước Nga, lò đào tạo những tỷ phú đô la của Việt Nam
Dưới đây là một số doanh nhân thành đạt tại Việt Nam từng có thời gian kinh doanh tại Nga:
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội và được chọn sang Nga du học ngành kinh tế địa chất.
Sau khi tốt nghiệp, ông Vượng không chọn nghề theo chuyên ngành đã học mà quyết định theo nghiệp kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi sau đó chuyển đến Ukraine, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.
Từ năm 2000, song song với việc kinh doanh tại Ukraine, ông Vượng cũng đầu tư về quê hương Việt Nam.
Hiện nay, ông Vượng là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vingroup và là doanh nhân Việt Nam duy nhất có mặt trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes với tài sản ước tính khoảng 1,8 tỷ USD.
Sinh năm 1970, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không VietJet là một trong những nữ doanh nhân thành công nhất tại Việt Nam hiện nay.
Theo tính toán của Bloomberg, sau khi VietJet tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tài sản của bà Thảo sẽ vượt quá 1 tỷ USD và trở thành nữ tỷ phú đôla đầu tiên tại Việt Nam.
Bà Thảo bắt đầu kinh doanh vào khoảng năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ hai ngành tài chính và kinh tế ở Moscow. Lúc đầu, khi số vốn còn ít ỏi, bà nhận các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, rồi bán ở Nga trong những năm trước khi Liên Xô tan rã.
Trong vòng 3 năm kinh doanh đầu tiên, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD. Sau đó, bà chuyển sang buôn thép, máy móc, phân bón và các mặt hàng khác.
Ngoài cương vị Tổng giám đốc của VietJet, bà Thảo còn được biết đến với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM HDBank.
Nữ doanh nhân 45 tuổi này cũng sở hữu 90% cổ phần tại Savico Holdings và nắm giữ số cổ phần không nhỏ tại 3 khu nghỉ dưỡng cao cấp là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lâm Ninh Vân Bay Villas.
Ông Trần Anh Tuấn sinh năm 1969, là Cử nhân khoa học địa chất – khoáng sản (Học viện địa chất Quốc gia Matxcova), Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Griggs, Hoa Kỳ.
Ông Tuấn từng có thời gian kinh doanh tại Nga. Sau khi về nước năm 1996, ông nắm vai trò lãnh đạo tại CTCP Nam Thắng và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group).
Năm 2007, VID Group mua cổ phần chi phối tại Maritime Bank và ông Trần Anh Tuấn được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tháng 10/2008, ông trở thành Tổng Giám đốc Maritime Bank. Tới đầu năm 2012, ông đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Maritime Bank, sau khi ngân hàng bổ nhiệm ông Atul Malik làm Tổng Giám đốc.
Ông Đặng Khắc Vỹ sinh năm 1968 và là Tiến sĩ kinh tế. Ông đã làm việc và kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới như Nga, Singapore... Giống như nhiều doanh nhân khác cùng thời, ông Vỹ từng kinh doanh mì gói tại Nga và rất thành công.
Ông Vỹ là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) và đảm nhận vị trí Chủ tịch của ngân hàng này từ tháng 9/2013 đến nay.
Ngoài ra, ông Vỹ cũng đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia Châu Á.
Giống như ông Vỹ, ông Quang từng nổi tiếng với việc kinh doanh mì gói tại Nga. Những năm đầu thập niên 1990, doanh nhân sinh năm 1963 này đã bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, và xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.
Hiện nay, ngoài giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc của Masan Group. ông Quang còn là Chủ tịch của Masan Consumer, thành viên HĐQT của Techcombank, và Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.
Theo http://ndh.vn
TIN LIÊN QUAN
Loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nga, tác động lớn đến đời sống và công việc làm ăn của nhiều người Việt tại đây.
20/03/2022
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, không chỉ cộng đồng người Việt ở nước này gặp khó khăn, mà ngay cả bà con ta tại Liên bang Nga cũng phải đối mặt với không ít thách thức…
14/03/2022
Các lệnh cấm vận của phương Tây liên quan tình hình xung đột Ukraine gây tác động đến nền kinh tế và xã hội nước Nga. Vậy đời sống của du học sinh Việt Nam tại Nga đang bị ảnh hưởng thế nào?
11/03/2022
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đơn phương liên tiếp được áp đặt nhằm vào Nga khiến nền kinh tế nước này đối mặt với thử thách chưa từng có. Công việc của bà con người Việt Nam tại đây, đặc biệt tại thành phố Voronezh, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
10/03/2022
Sinh sống tại Nga hơn 30 năm, ông Lê Xuân Khái đánh giá biến động lần này là lớn nhất nhất song ông tin rằng trong khó khăn thì tố chất cần cù, chịu khó, sáng tạo của người Việt cũng được phát huy.
10/03/2022
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cung cấp một số thông tin cùng các đầu mối liên lạc tại Nga để bà con người Việt tại Ukraine liên hệ nếu sơ tán sang đây.
05/03/2022
Trong khuôn khổ các giải thường niên của Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga (ViTAR), Hội quần vợt Việt Nam tại LB Nga phối hợp với Câu lạc bộ tennis Neva và tập đoàn Golden Age của người Việt ở St. Petersburg đã tổ chức giải tennis Mùa thu Vàng ViTAR-NEVA 2021 trong hai ngày 9-10/10 tại thành phố St. Petersburg xinh đẹp.
11/10/2021
Tối 20/9 (tức 14/8 âm lịch), cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại khu phố Bratislavsk ở thủ đô của Nga đã tổ chức Đêm hội Trăng rằm vui tươi, đầy ý nghĩa cho những người Việt sống ở đây và khu vực xung quanh đó.
21/09/2021
Tại Nga, nhiều người Việt đã trải qua hành trình tự cách ly và phục hồi tại nhà, trong khi một số người phải nhập viện điều trị khi mắc Covid-19.
19/07/2021
Đúng ngày kỷ niệm 318 năm sinh nhật thủ đô phương Bắc Saint Petersbrug của nước Nga, ngày 27/5, tại khách sạn Grand Tchaikovsky, tập đoàn Golden Age Group đã tổ chức buổi giới thiệu dự án tòa nhà tổ hợp đa năng Multi Complex Building “6/3”.
29/05/2021