Belarus lệch pha Nga: Hiệu ứng chính sách của Putin
Minsk và Washington tìm cách phá băng quan hệ, Moscow không tìm cách ngăn cản, mà còn tạo điều kiện cho "tàu phá băng" tăng tốc..
Nga bị cho là rập khuôn Belarus trong chiến lược đối ngoại
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Belarus đang đến gần và đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko có nguy cơ thất cử, có nhiều nhìn nhận cho rằng đó là cảnh báo nền chính trị và là hậu quả từ trong chính sách đối ngoại của Nga.
Nga giúp tàu phá băng cho quan hệ Nga-Belarus tăng tốc |
Vậy nhưng việc ông Lukashenko có thể rớt đài vẫn không phải là lý do duy nhất khiến cuộc bầu cử tổng thống Belarus vào tháng 8 trở nên quan trọng đối với chính quyền Nga, mà nó còn tác động tiêu cực tới chiến lược đối ngoại của Moscow.
Từ sự việc với Belarus rồi nhìn rộng ra mối quan hệ của Nga với các đồng minh thân thiết trong quá khứ như Ukraine, Gruzia, Armenia, Azerbaijan… đã cho thấy những "điểm yếu" của Nga trong chính trị và đối ngoại.
Những lập luận ấy cho rằng “quyền lực mềm” được xây dựng trên cơ sở “quyền lực cứng”, do “quyền lực cứng” quyết định, nhưng “quyền lực cứng” không thể tự sinh ra “quyền lực mềm”, mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc hình thành “quyền lực mềm”.
Quan hệ Nga-Belarus có những yếu tố mang tính mặc định được hiện thực hóa bằng lợi ích |
Hiệu ứng tất yếu trong chính sách 'xây-đối-tác' của Putin
1. Theo giới phân tích, trước khi phân tích về nguyên nhân sự lệch pha giữa Belarus với Nga, cần làm rõ vấn đề về học thuật. Thứ nhất là cần xác định thế nào là đồng minh. Thứ hai là hiểu thế nào về quyền lực mềm và quyền lực cứng.
Theo lý luận nhà nước và pháp luật cũng như lịch sử các học thuyết chính trị thì quan hệ đồng minh giữa hai hay nhiều quốc gia được xác lập dựa trên cơ sở các thỏa ước được ký kết, mà từ đó hình thành nên các liên minh - song phương hoặc đa phương.
Từ đây có thể nhận diện, nước Nga thời hậu Xô Viết chỉ có quan hệ với Belarus và Armenia là quan hệ đồng minh, dù chưa đầy đủ, còn quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Gruzia, Azerbaijan hay Syria...không phải là quan hệ đồng minh.
Nếu xem quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Gruzia, Azerbaijan hay Syria là quan hệ đồng minh, thì đó là luận giải thiển cận, không hiểu tính chất và ý nghĩa của quan hệ đồng minh, từ đó nhận định Nga sai lầm trong chính sách đối ngoại là hồ đồ.
Còn về quyền lực cứng và quyền lực mềm, thì trước hết cần hiểu về sức mạnh quốc gia. Theo khoa học chính trị thì có 4 yếu tố cấu thành sức mạnh quốc gia, gồm Chủ quyền quốc gia, Thể chế chính trị, Cộng đồng dân tộc và Văn hóa dân tộc.
Hai yếu tố đầu cấu thành nền tảng sức mạnh cứng, hai yếu tố sau cấu thành nền tảng sức mạnh mềm trong cấu thành sức mạnh quốc gia. Từ nền tảng sức mạnh cứng hình thành nên quyền lực cứng, nền tảng sức mạnh mềm hình thành nên quyền lực mềm.
Như vậy, trong chiến lược quan hệ đối ngoại, chính quyền Nga - nhất là dưới thời Tổng thống Putin - sử dụng sức mạnh mềm hay quyền lực mềm, đến đây chắc không khó trả lời. Đặc biệt, với Belarus, khi 72% dân số Belarus nói tiếng Nga tại gia đình.
2. Về nguyên nhân sự lệch pha trong thời gian gần đây giữa Belarus với Nga là xuất phát từ cả hai phía. Chính quyền Minsk thể hiện sự ruồng rẫy với Moscow để tối đa hóa lợi ích có từ Nga, và tối thiểu hóa lợi ích dành cho Nga, khi "gió Tây thổi mạnh".
Song nguyên nhân cơ bản là hiệu ứng từ chính sách đối ngoại "chỉ ưu tiên xây đối tác - không chú trọng kết đồng minh" của Tổng thống Putin, đảm bảo cho nước Nga có nhiều "đối tác tốt", tránh cho nước Nga lãng phí nguồn lực cho những "đồng minh tồi".
Trước đây, trong cuộc đối trọng Xô-Mỹ, Washington đã thực hiện nhiều ván cờ vô hại với họ, nhưng lại tạo sự nguy hại cho đối phương, bởi lẽ Mỹ và Liên Xô luôn "ăn miếng trả miếng". Điều đó khiến Moscow thường rơi vào bẫy của Washington.
Chẳng hạn, khi Mỹ cho thành lập Cộng hoà Liên bang Đức, Liên Xô cho thành lập Cộng hoà Dân chủ Đức, khi Mỹ bảo trợ Bắc Yemen, Liên Xô bảo trợ Nam Yemen. Dù không phải việc “trả miếng” nào cũng cần thiết, song thiệt hại thì chắc chắn.
Chính sách của Putin đảm bảo cho nước Nga không lãng phí cho những đồng minh |
Bởi những cái bẫy này đã buộc Liên Xô phải tốn rất nhiều nguồn lực cho việc "kết đồng minh" để ngang bằng với Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Putin chọn "xây đối tác" nên Moscow không "ăn miếng trả miếng" với Washington và không thể sập bẫy Mỹ.
Tháng 9/2014, Mỹ can thiệp vào Syria nhưng phải một năm sau, tháng 9/2015, Nga mới can dự. Tại Libya, Mỹ và đồng minh mong Nga đồng đạo diễn nhưng Moscow khước từ. Nếu ở thời Liên Xô, Moscow có thể đã chọn Tripoli làm đồng minh.
Hay với cuộc Cách mạng Nhung tại Armenia. Khi đồng minh "trở cờ", những tưởng Nga sẽ kéo quân vào Armenia, tái lập “Mùa xuân Prague” khi Liên Xô kéo quân vào Tiệp Khắc năm 1968. Nhưng Putin lại ủng hộ "người của Mỹ".
Kết quả thì ai cũng biết, cho dù Washington khơi mào cho cuộc cách mạng, nhưng Moscow lại định hướng cuộc cách mạng, từ đó làm phá sản mưu kế "ve sầu thoát xác" của Washington, khiến “người của Mỹ ngả theo Nga”.
Với Belarus, khi Minsk và Washington tìm cách phá băng cho quan hệ Mỹ-Belarus, Moscow không những không tìm cách ngăn cản, mà còn tạo điều kiện cho "tàu phá băng" thực hiện với tốc độ nhanh hơn.
Bởi nếu Minsk ngả vào tay Washington thì ngay lập tức Belarus sẽ rơi vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn Nga-Mỹ, khi đó giá trị và ý nghĩa địa chính trị-địa chiến lược sẽ trở thành lợi ích đổi trao trong ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga.
Vì vậy, thực tế nước Nga thời hậu Xô Viết ít đồng minh không phải là thất bại trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, mà dường như đó là chủ đích của nhà lãnh đạo Nga đương thời, khi xem "đối tác tốt" quan trọng hơn "đồng minh tồi".
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022