Vietnews.ru
Kinh tế

Nga cũng ngấm đòn chiến tranh dầu mỏ và dịch Covid-19

30/04/2020 (Đọc 6 phút)


Theo thỏa thuận với OPEC, Nga sẽ cắt giảm 19% sản lượng dầu khiến Mỹ hồ hởi khẳng định Nga chỉ là một “trạm xăng trang bị vũ khí hạt nhân”.

Kinh tế toàn cầu đình trệ, tụt thảm kéo dài

Truyền thông Nga ngày 29/4 đưa tin, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết sản lượng dầu mỏ của nước này có thể giảm tới 15% trong năm nay.

Theo dự kiến, sản lượng dầu của Nga sẽ giảm từ 560 triệu tấn trong năm 2019 xuống mức từ 480 triệu đến 500 triệu tấn (tương đương 9,6 triệu-10 triệu thùng/ngày). Cũng theo ông Novak, khi giá dầu giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sản lượng dầu của Nga chỉ giảm 0,7%.

Giới phân tích Mỹ và phương tây cho rằng cả Nga và Saudi Arabia đã đầu hàng và từ bỏ cuộc chiến dầu mỏ vì cả hai đều thấy rõ rằng họ có khả năng tự phá hủy nền kinh tế của mình nhanh hơn nhiều. Vì sản lượng dầu không những đã tràn ngập các thị trường, mà nhu cầu đối với loại vàng đen này cũng giảm mạnh khi hầu hết thế giới các nước công nghiệp hóa vẫn đang bị phong tỏa do đại dịch COVID-19.

Trong vài năm qua, Saudi Arabia và Nga đóng vi trò chủ chốt trong các thỏa thuận kiểm soát giá dầu. Saudi Arabia luôn quyết tâm duy trì vị trí vượt trội của mình trong OPEC, vốn từ những năm 1960 đã cố gắng điều chỉnh giá dầu theo hướng có lợi cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, OPEC hiện chỉ chiếm 45% sản lượng dầu mỏ toàn cầu nên phải hợp tác với Nga, nước sản xuất khoảng 12% sản lượng dầu mỏ toàn cầu.

Về phần mình, Nga được cho là không hứng thú với việc gia nhập OPEC. Tuy nhiên, Nga ngày càng quan tâm đến việc hợp tác với Saudi Arabia, một phần vì nền kinh tế Nga phải chịu sức phép từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến Moscow cần thêm tiền mặt từ mức giá dầu cao hơn. Ngoài ra, việc hợp tác với OPEC còn giúp Nga có cảm giác của một “tay chơi lớn” trên sân khấu toàn cầu.

Nga cung ngam don chien tranh dau mo va dich Covid-19
Sản lượng dầu tăng vọt, giá rớt thảm

Tuy nhiên, hồi tháng 3 vừa qua, Nga kiên quyết từ chối cắt giảm sản lượng cho dù giá dầu đang ngày càng sụt giảm. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngay lập tức đã tăng sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia.

Saudi Arabia tính toán rằng việc này sẽ buộc Nga phải quay trở lại bàn đàm phán nhưng thay vào đó, kết quả lại là sự sụp đổ của toàn bộ thị trường dầu mỏ bởi đại dịch Covid-19.

Nga và viễn cảnh u ám toàn thế giới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm xuống mức thấp kỷ lục 9,3 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Hoạt động sản xuất đã được điều chỉnh chậm lại do các kho chứa dầu đang dần đạt mức tối đa. Để đối phó với tình huống này, OPEC+ trong tháng 4 này đã công bố một thỏa thuận lịch sử, với mức cắt giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc cắt giảm sản lượng khó có thể nhanh chóng đưa thị trường dầu vào thế cân bằng trong tháng 5, tháng 6 tới hoặc thậm chí vào cuối mùa Hè này. Thỏa thuận cắt giảm của OPEC+ được cho là quá muộn để có thể giúp xoay chuyển tình hình trong tháng 4 này.

Nga cung ngam don chien tranh dau mo va dich Covid-19
Nga cũng thấm đòn chiến tranh dầu mỏ

Dự báo này phủ bóng đen lên tham vọng của Nga bởi giới phân tích nhấn mạnh rằng Moscow không chỉ coi xuất khẩu dầu như một nguồn thu, mà còn là một công cụ địa chính trị, cùng với việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Một nghị sĩ Mỹ từng bình luận rằng về cơ bản, Nga là “một trạm xăng được trang bị vũ khí hạt nhân”.

Những diễn biến cho thấy, đối thủ trong cuộc chiến giá dầu của Nga không chỉ là Saudi Arabia mà còn là Mỹ. Mấu chốt nằm ở kế hoạch của Mỹ khi vừa thúc đẩy trừng phạt Nga, vừa gây sức ép buộc các nước châu Âu - thị trường quan trọng nhất của Nga – phải mua sản phẩm năng lượng của Mỹ.

Khi cuộc chiến giá dầu đang ở thời kỳ cao điểm, giới phân tích đã cho rằng Nga muốn giáng một đòn vào Mỹ bằng cách đẩy giá dầu đi xuống nhằm hất cẳng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Nhưng sử dụng con bài này, Nga đã đánh cược bằng chính doanh thu từ dầu mỏ của mình, vốn đóng góp hơn 30% ngân sách của Nga.

Nga dường như đã đạt được mục tiêu của mình khi nhiều công ty dầu đá phiến của Mỹ tuyên bố phá sản. Điều này thực sự gây sức ép đối với Tổng thống Donald Trump, người biết rằng một số nhà sản xuất trong số này có trụ sở ở chính các bang miền Trung Tây mà ông phải giành được phiếu bầu nếu như muốn ở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.

Nga cung ngam don chien tranh dau mo va dich Covid-19
Cuộc chiến giá dầu sẽ tiếp diễn thời gian tới

Theo kế hoạch, các bên sẽ bắt đầu triển khai thỏa thuận cắt giảm sản lượng ngay trong tháng 5. Nhưng một lần nữa, giới phân tích nhắc lại rằng thỏa thuận là không đủ để đẩy giá dầu lên. Nền kinh tế thế giới sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sau cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Thị trường lớn của Nga là Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này hiện đã cắt giảm hơn 1/3 lượng dầu nhập khẩu và sẽ không thể quay trở lại mức nhập khẩu cũ trước khi hết năm 2020. Không những thế, trong bối cảnh cung vượt cầu như hiện nay, Nga còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Đông. Bắc Kinh thậm chí còn đang xem xét nhập khẩu thêm dầu từ Brazil.

Theo Baodatviet.vn


Tags: chiến tranh, dầu mỏ,COVID-19,
#COVID-19 #dầu mỏ #chiến tranh


TIN LIÊN QUAN

Công ty Phần Lan sẽ duy trì sự hiện diện chính thức của mình tại Nga cho đến khi việc đóng cửa hợp pháp hoàn tất.

Ngày 29/8, Ericsson- công ty mạng và viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển có trụ sở tại Stockholm- cho biết công ty này sẽ dần dần rút mọi hoạt động kinh doanh khỏi Nga trong những tháng tới, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với khách hàng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tăng quy mô các lực lượng vũ trang của Nga lên gần 2,04 triệu người, có hiệu từ đầu năm sau.

25/08/2022

Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng “đòn nghiền nát” nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ.

Kinh tế,

25/08/2022

Trong khi giá năng lượng tiếp tục tăng, thị trường lương thực toàn cầu đã bình ổn sau 6 tháng xung đột Ukraine nhờ đầu cơ giảm, Nga mở bán sản lượng dồi dào.

Tham khảo,

24/08/2022

Samsung Securities là một trong nhiều đối thủ tài chính nặng ký đang đàm phán với chính phủ cho kế hoạch làm sàn giao dịch crypto.

Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch áp thuế lên đến 50% đối với hoạt động airdrop, theo Bộ Kinh tế và Tài chính.

Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo lãnh các giao dịch, khi Nga muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng tiền của các quốc gia áp đặt trừng phạt nhằm vào nước này.

Kinh tế,

23/08/2022

Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.

Nội tệ Nga đang tăng giá so với USD nhờ đợt nộp thuế cuối tháng khiến nhu cầu ruble lên cao.

Kinh tế,

19/08/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022