Vietnews.ru
Doanh nghiệp - Tâm điểm

Tròn 3 tháng chịu trừng phạt từ phương Tây, các doanh nghiệp ở Nga giờ ra sao?

24/05/2022 (Đọc 6 phút)


Ba tháng kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine và bị phương Tây trừng phạt, tình hình các doanh nghiệp ở Nga ngày thêm khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, xung đột Nga-Ukraine chỉ diễn ra trên lãnh thổ Ukraine và vẫn chưa vượt qua biên giới Nga. Vì thế, nhiều người tin rằng chiến sự sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp lẫn người dân Nga.

Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, một cuộc xung đột đã bùng phát ở Nga, không phải bằng tên lửa hành trình và súng cối, mà dưới hình thức các lệnh trừng phạt bất ngờ và chưa từng có tiền lệ từ các chính phủ và tập đoàn phương Tây, theo hãng tin AP.

Cuộc sống người dân đảo lộn

Theo AP, ba tháng kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, người dân Nga đang quay cuồng với những đòn trừng phạt giáng xuống sinh kế của họ. Các trung tâm mua sắm rộng lớn ở Moscow đã trở nên hoang vắng. Các cửa hàng từng trưng bày đồ của các nhà bán lẻ phương Tây hiện đã đóng cửa.

McDonald’s chính thức rút khỏi Nga sau 32 năm hoạt động tại đây. Ảnh: GETTY IMAGES
McDonald’s chính thức rút khỏi Nga sau 32 năm hoạt động tại đây. Ảnh: GETTY IMAGES

McDonald’s - chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mở cửa tại Nga vào năm 1990, hiện đã hoàn toàn rút khỏi nước này để đáp trả chiến dịch quân sự ở Ukraine. IKEA - doanh nghiệp bán đồ nội thất nổi tiếng cũng ngừng hoạt động ở đây. Chỉ trong thời gian rất ngắn, hàng chục nghìn việc làm cũng có nguy cơ biến mất.

Các công ty công nghiệp lớn bao gồm các công ty dầu mỏ lớn như BP, Shell và nhà sản xuất ô tô Renault đã rời đi, bất chấp các khoản đầu tư khổng lồ vào Nga. Shell ước tính sẽ mất khoảng 5 tỉ USD để di dời tài sản ở Nga.

Trong khi các công ty đa quốc gia rời đi, hàng nghìn người Nga đang muốn rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, việc này đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây khi 27 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) cùng với Mỹ và Canada đã cấm các chuyến bay đến và đi từ Nga.

Thủ đô Tallinn của Estonia từng là địa điểm rất dễ tiếp cận đối với người Nga, khi họ chỉ mất khoảng 90 phút bay thẳng từ Moscow là đến được đây. Tuy nhiên, hiện khoảng cách giữa hai TP đã lên đến 12 giờ, do các chuyến bay phải quá cảnh ở thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Hậu quả kinh tế vẫn chưa hoàn toàn lộ rõ

Trong những ngày đầu xung đột, đồng rúp của Nga mất một nửa giá trị. Tuy nhiên, những nỗ lực của chính phủ Nga đã giúp nâng giá trị của nó lên cao hơn so với mức ghi nhận được trước ngày 24-2.

Tuy nhiên, về góc độ kinh tế, “đó là một câu chuyện hoàn toàn khác” - ông Chris Weafer, nhà phân tích kinh tế kỳ cựu của Nga tại công ty tư vấn Macro-Advisory, nhận định.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

“Chúng tôi nhận thấy sự suy thoái của nền kinh tế hiện nay trên một loạt lĩnh vực. Các công ty cảnh báo rằng họ sắp hết hàng tồn kho phụ tùng thay thế. Nhiều công ty đưa công nhân của họ đi làm bán thời gian và những công ty khác cảnh báo họ phải đóng cửa hoàn toàn. Vì vậy, có một nỗi lo sợ rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng trong những tháng mùa hè, rằng tiêu dùng và doanh số bán lẻ và đầu tư sẽ giảm mạnh" - ông nói với phóng viên AP.

Theo ông Weafer, đồng rúp tương đối mạnh, song việc nó đang trở nên mạnh hơn cũng gây ra các vấn đề cho ngân sách quốc gia.

Lý do là vì để tránh bị trừng phạt, các công ty Nga phải mua nguyên liệu bằng đồng ngoại tệ, và buộc các bên mua sản phẩm của Nga bằng đồng rúp. Đồng rúp càng mạnh đồng nghĩa với việc khách hàng của Nga phải trả nhiều tiền hơn. Điều này dẫn đến việc giá cả hàng hóa của Nga cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến nước này mất đi lợi thế cạnh tranh.

Hơn nữa, nếu xung đột kéo dài, nhiều công ty có thể rút khỏi Nga. Theo ông Weafer, những công ty chỉ bị đình chỉ có thể tiếp tục hoạt động nếu Nga-Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập hòa bình, song cánh cửa này có thể bị đóng lại.

“Nếu bạn dạo quanh các trung tâm mua sắm ở Moscow, bạn có thể thấy rằng nhiều cửa hàng thời trang, các tập đoàn kinh doanh phương Tây, chỉ kéo cửa chớp xuống. Kệ của họ vẫn đầy hàng, đèn vẫn sáng. Họ chỉ không mở cửa. Vì vậy, các công ty vẫn chưa rút lui. Họ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo" - ông nói.

Theo ông Weafer cho rằng những công ty này sẽ sớm phải giải quyết tình trạng lấp lửng mà các chi nhánh của họ ở Nga đang mắc phải. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các công ty này "đang dần hết thời gian và kiên nhẫn".

Theo: Plo https://plo.vn/tron-3-thang-chiu-trung-phat-tu-phuong-tay-cac-doanh-nghiep-o-nga-gio-ra-sao-post681486.html


Tags: trừng phạt từ phương Tây, các doanh nghiệp ở Nga,
#Nga-Ukraine #doanh nghiệp nước ngoài


TIN LIÊN QUAN

Ba tháng kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine và bị phương Tây trừng phạt, tình hình các doanh nghiệp ở Nga ngày thêm khó khăn.

Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks của Mỹ sẽ rời bỏ thị trường Nga, theo thông báo trên trang web của công ty.

Các nhà hàng McDonald ở Nga sẽ được bán cho Alexander Govor, nhà điều hành hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua công ty GiD LLC. Govor.

Thật ra, Debex đã hoạt động tại Việt Nam từ đầu năm nay và đã tổ chức ba phiên mua bán nợ tại Việt Nam với tổng giá trị 5,8 tỷ đồng, từ các danh mục nợ đến từ các công ty tài chính, fintech. Ngoài Việt Nam, Debex hiện đã có mặt tại Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Mexico, Kazakhstan, Ba Lan, Philippines và Nga...

Người phát ngôn của Google cho biết công ty con của Google tại Nga có kế hoạch nộp đơn phá sản sau khi Matxcơva thu giữ tài khoản ngân hàng của công ty con này khiến nó không thể tiếp tục hoạt động.

Moskvich có thể được sản xuất trở lại sau khi hãng xe Pháp là Renault chuyển tài sản tại Nga cho Moskva.

Từng là biểu tượng của hành động cải tổ (glanost) cách đây 30 năm khi đầu tư mở nhà hàng đầu tiên ở Moscow, McDonald's quyết định rời Nga hoàn toàn, sau khi tạm dừng hoạt động 800 nhà hàng tại nước này vì cuộc chiến ở Ukraine.

Tập đoàn Novatek của Nga hôm thứ Hai cho biết đơn vị Novatek-Yurkharovneftegas của họ đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm từ các mỏ condensat trong cụm Yevo-Yakhinskiy bao gồm các mỏ Yevo-Yakhinskoye, Ust- Yamsoveyskoye và Urengoyskoye.

Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) vừa bổ sung thêm 2 doanh nghiệp thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.

BP trong quý 1 ghi nhận mức lỗ hơn 20 tỷ USD bất chấp việc giá hàng hóa, trong đó có dầu thô và các sản phẩm xăng dầu, tăng mạnh trên thị trường thế giới.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022