Du lịch
Nào mình đi Nga lượn cửa hàng: Hiếm thấy hàng Việt
22/07/2019
(Đọc 10 phút)
Xem thêm:
18 ngày ở Nga, tôi không đếm mình “đi ngang về tắt”, vô tình hay cố tình rẽ vào, mua sắm, xem xét… bao nhiêu cửa hàng, chợ các loại. Ở Mátxcơva tôi quyết định không rẽ vào những cửa hàng sang trọng nổi tiếng như GUM, SUM vì nơi này chỉ bán hầu hết là hàng ngọai cao cấp, các thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới rõ ràng mình không sao vời tới được. “Với ngay cả phần đông người Nga cũng vậy chứ. Đi xem cho vui mắt thôi”, Tú Quyên - cô bạn mấy chục năm ở Nga, luôn ăn vận hết sức thời trang cười, nói với tôi.
Nhưng ở Mátxcơva, tôi đã phải “giật mình vì chợ” khi cậu em tên Dũng Vân Anhđẹp giai hào hoa như soái ca nhiều năm sống, làm việc ở Nga nay là công dân Nga chính hiệu đánh ô tô đưa tới khu chợ đầu mối có tên “Food City”.
“Food City” bao la, có lẽ rộng gấp mấy lần “Bình Điền” của TPHCM. Tôi giật mình trước ê hề thực phẩm, của Nga và ngoại nhập, nhất là từ những nước thuộc Liên xô (trước đây), vì sức mua, sự lưu thông hàng hóa ở “Food City”. Những chợ đầu mối quy củ rộng lớn như vậy trước kia không có ở Mát.
Ê hề thực phẩm Nga và ngoại nhập tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Tới bán đảo Crưm tôi bị chinh phục bởi chợ trung tâm truyền thống với những quầy hàng trái cây-rau củ quả ngon ngọt. Những người bán hàng hết sức tự hào mời chào “Anh đào, táo đầu mùa từ Bakhchisarai! Tất cả là sản phẩm địa phương của Nga”. Sữa tươi, bánh mì đen, nhất là pho mát tươi chính hiệu Crưm thơm ngon thôi rồi; giá, nếu so qua tỉ giá rub/usd cũng rẻ.
Ở Saint Peterburg tôi rẽ vào chợ Kuznechny danh tiếng 99 tuổi chuyên cung cấp hàng tươi ngon cho cách khách sạn nhà hàng cao cấp; rồi hoa mắt với bánh kẹo, đồ ngọt, thực phẩm cao cấp trong cửa hàng nổi danh Eliseevsky trên đại lộ Nevskyi. Người Nga hình như đang ăn rất nhiều bột và đường, bằng chứng là các loại bánh kẹo sản xuất nội địa thật quá nhiều!
Hiếm hoi một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân.
Một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva bán gạo Nga trồng ở Cuban nấu rất ngon cơm và một số hàng hóa từ Việt Nam, chủ yếu là đồ uống
Tờ KP ngày 20.6 phiên bản in ở Sain Peterburg đưa tin chợ Vasileostrovskyi (trước là chợ Andreevskyi lâu đời nổi tiếng của Saint Peterburg) sau khi chỉnh trang đã gần như bị biến thành khu ẩm thực. Cũng thấy vui vui khi nhìn vào bức ảnh trên báo chụp một quầy hàng bán chỉ toàn trái cây nhiệt đới, nổi bật với món ăn ngon Việt Nam.
Hỏi bạn, tôi được biết, hầu hết những thứ trái cây nhiệt đới thơm ngon người Nga rất thích đấy và nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam hiện diện, bày bán đâu đó ở các chợ của Nga- phần nhiều là dạng được tạm gọi là “xuất tiểu ngạch” - nghĩa là hàng đóng thùng (nhưng than ôi, có khi trộn cả hàng Thái Lan) theo đội bay do “dân bay người Việt” đánh/chuyên chở theo các chuyến bay. “Hàng Việt đánh sang Nga mới chủ yếu phục vụ cộng đồng người Việt”, bạn bảo.
Hiếm hoi một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva bán đồ uống sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân.
20-23.5.2019, theo lời mời của Thủ tướng Nga D. Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nga. Báo Việt Nam thông tin: “Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Nga - Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận tác động tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) đến thương mại và đầu tư của Việt Nam, góp phần đưa kim ngạch thương mại năm 2018 đạt 4,57 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Thủ tướng hy vọng, sau khi nhất trí gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan đối với nhiều mặt hàng, triển khai kênh thanh toán song phương bằng đồng nội tệ, hai bên có thể đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020.”
Tôi đọc kỹ những bài báo của một số tờ báo Nga trong tháng 6.2019 viết về những vấn đề sản xuất, tiêu dùng, nhập hàng… của nước Nga, tìm đỏ mắt chẳng thấy có một chữ nào đề cập tới việc lượng hàng Nga nhập khẩu từ Việt Nam. Vấn đề hàng tiêu dùng, thực phẩm… Việt nhập vào Nga thế nào, tôi nghĩ, sẽ cần bỏ thời gian tìm hiểu sâu sau.
Tôi cứ nghĩ vui, rằng mình thật không may vì không có được niềm vui thấy hàng Việt Nam trong nhiều cửa hàng Nga. Nhưng sự vắng bóng/vô cùng thưa thớt của hàng Việt ở những mặt hàng xuất chủ lực của chúng ta như cà phê, hoa quả, chè, cá… tại nhiều cửa hàng lớn Nga nơi tôi lượn qua - cá nhân tôi cho là điều đáng suy nghĩ.
Cửa hàng nước hoa hiệu “Bình minh” trên phố cổ Arbat- Mátxcơva
Ngày 20.6.2019, trong hơn 4 giờ đồng hồ cùng hàng ngàn du khách (dễ tới 2/3 là từ Trung Quốc!) chúng tôi ngụp lặn trong Hermitage thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật bậc thầy thế giới thì cũng là lúc diễn ra chương trình giao lưu trực tuyến Đối thoại trực tiếp với dân lần thứ 17 của Tổng thống V.Putin.
Điểm nhấn của cuộc đối thoại, tất nhiên là các vấn đề kinh tế- xã hội Nga. “Tổng thống Putin cho biết, trong vòng vài năm qua nền kinh tế Nga phải đối mặt với một số "cú sốc từ bên ngoài", không chỉ từ các lệnh cấm vận, mà còn do tình hình thị trường toàn cầu bất lợi đối với các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Nga như dầu lửa, kim loại và các sản phẩm hóa dầu. Nga cần thay đổi cấu trúc nền kinh tế, cải tiến công nghệ.
Theo ông Putin, những Dự án quốc gia sắp được triển khai nhằm mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của người dân và bảo đảm an ninh quốc gia. Những dự án này sẽ cho thấy hiệu quả của mình ngay từ cuối năm 2019 này. Ông Putin cũng khẳng định thu nhập người dân sẽ sớm tăng lên. Thu nhập thực tế của người Nga đã bị suy giảm trong vài năm qua, đỉnh điểm là vào năm 2016. Tuy nhiên, mức thu nhập này đang dần hồi phục…”.
Trong cửa hàng nổi danh Eliseevsky trên đại lộ Nevskyi- Saint Peterburg. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Trong mắt nhìn của tôi, trên chính trường Nga, nếu như Tổng thống V. Putin trong tổng thể công việc điều hành chung vẫn nổi bật hơn lên trong vai trò đối ngoại, thì vị Thủ tướng lịch duyệt và đẹp giai - D. Medvedev - người đứng đầu Chính phủ mấy năm qua chính là người cần mẫn “tay hòm chìa khóa”,“lui lại phía sau” điều hành lo lắng phát triển kinh tế, nôm na là lo cái ăn cái mặc cho dân. Một người chủ yếu lo việc bên ngoài, một người chủ yếu lo việc bên trong.
Từ những quan sát đời thường, những trao đổi, trò chuyện hỏi han, cộng những ghi nhận thông tin từ truyền thông báo chí, có thể thấy, trong đời sống kinh tế - xã hội Nga, hẳn nhiên vẫn còn tồn đọng - ủ lại nhiều những vấn đề, nhưng trong một cái nhìn so sánh, sự phục hồi của nền kinh tế là có, và đáng ghi nhận.
Người Nga, trong bối cảnh bị cấm vận như hiện nay, với những được/mất và những tồn đọng, nhưng trên một nền tảng văn hóa giàu có, sâu sắc và nền tảng kinh tế có sẵn, đang gắng gỏi giải quyết nhiều vấn đề, từ từ phục hồi dựng lại một nền kinh tế mang nhiều sắc thái mới; và họ hiểu rằng, đó không thể là nền kinh tế có tính chất “đậu phụ” (xốp/rỗng ruột).
Tôi lượn một vài cửa hàng ở Nga mùa hè 2019 và thường hỏi người bán “Ở đây, sản phẩm nào do Nga sản xuất?”. Yêu cầu được mua sản phẩm “Made in Russia” của tôi được đáp ứng và nhiều khi không được đáp ứng.
Và ký ức của tôi quay về những năm tháng sinh viên - đầu những năm 90 thế kỷ 20, cả nước Nga và các nước cộng hòa trong LB Xô Viết khi đó, người ta thường nói tới từ “Dephicit” (khủng hoảng, thiếu hụt hàng hóa), những quầy hàng trống rỗng, mặt người đăm chiêu, thậm chí có thời điểm, trong mắt nhìn của tôi là tăm tối…
2008, tôi quay lại Nga công tác. Mắt nhìn của tôi đã thấy bối cảnh và tình hình có sáng sủa hơn. Và bây giờ 2019, sáng thêm chút nữa.
“Có thực mới vực được đạo” - triết lý cửa miệng của người Á Đông, trong hoàn cảnh nước Nga hiện tại nghe thì cũng đúng, nhưng hình như cũng vu khoát. Về đời sống tinh thần của người Nga trong bối/hoàn cảnh hiện nay lại là một câu chuyện thú vị khác.
Và tôi cũng nghĩ vui, đòi hỏi một cường quốc vừa làm ra tên lửa S 400, tàu ngầm, máy bay tiêm kích hiện đại… hàng năm lại phải song hành sản xuất, ví dụ, lượng áo nịt ngực đủ đáp ứng khiêm tốn nhu cầu mặc theo tỉ lệ 9 phụ nữ phải mỗi người mỗi áo là đòi hỏi vui nhưng mà cũng là… làm khó nhau của đồng nghiệp làm báo người Nga.
Nhưng trước hết, sống trong một đất nước giàu có tài nguyên, đất đai trù phú, với sự tự hào, tự tôn của mình, người Nga đang bắt đầu không chỉ tự nuôi mình màcòn xuất khẩu. Được gọi là một cường quốc thì trước hết không thể không tự lực tự cường.
Theo laodong.vn
Nhưng ở Mátxcơva, tôi đã phải “giật mình vì chợ” khi cậu em tên Dũng Vân Anhđẹp giai hào hoa như soái ca nhiều năm sống, làm việc ở Nga nay là công dân Nga chính hiệu đánh ô tô đưa tới khu chợ đầu mối có tên “Food City”.
“Food City” bao la, có lẽ rộng gấp mấy lần “Bình Điền” của TPHCM. Tôi giật mình trước ê hề thực phẩm, của Nga và ngoại nhập, nhất là từ những nước thuộc Liên xô (trước đây), vì sức mua, sự lưu thông hàng hóa ở “Food City”. Những chợ đầu mối quy củ rộng lớn như vậy trước kia không có ở Mát.
Ê hề thực phẩm Nga và ngoại nhập tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Tới bán đảo Crưm tôi bị chinh phục bởi chợ trung tâm truyền thống với những quầy hàng trái cây-rau củ quả ngon ngọt. Những người bán hàng hết sức tự hào mời chào “Anh đào, táo đầu mùa từ Bakhchisarai! Tất cả là sản phẩm địa phương của Nga”. Sữa tươi, bánh mì đen, nhất là pho mát tươi chính hiệu Crưm thơm ngon thôi rồi; giá, nếu so qua tỉ giá rub/usd cũng rẻ.
Ở Saint Peterburg tôi rẽ vào chợ Kuznechny danh tiếng 99 tuổi chuyên cung cấp hàng tươi ngon cho cách khách sạn nhà hàng cao cấp; rồi hoa mắt với bánh kẹo, đồ ngọt, thực phẩm cao cấp trong cửa hàng nổi danh Eliseevsky trên đại lộ Nevskyi. Người Nga hình như đang ăn rất nhiều bột và đường, bằng chứng là các loại bánh kẹo sản xuất nội địa thật quá nhiều!
Hiếm hoi một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân.
Một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva bán gạo Nga trồng ở Cuban nấu rất ngon cơm và một số hàng hóa từ Việt Nam, chủ yếu là đồ uống
Tờ KP ngày 20.6 phiên bản in ở Sain Peterburg đưa tin chợ Vasileostrovskyi (trước là chợ Andreevskyi lâu đời nổi tiếng của Saint Peterburg) sau khi chỉnh trang đã gần như bị biến thành khu ẩm thực. Cũng thấy vui vui khi nhìn vào bức ảnh trên báo chụp một quầy hàng bán chỉ toàn trái cây nhiệt đới, nổi bật với món ăn ngon Việt Nam.
Hỏi bạn, tôi được biết, hầu hết những thứ trái cây nhiệt đới thơm ngon người Nga rất thích đấy và nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam hiện diện, bày bán đâu đó ở các chợ của Nga- phần nhiều là dạng được tạm gọi là “xuất tiểu ngạch” - nghĩa là hàng đóng thùng (nhưng than ôi, có khi trộn cả hàng Thái Lan) theo đội bay do “dân bay người Việt” đánh/chuyên chở theo các chuyến bay. “Hàng Việt đánh sang Nga mới chủ yếu phục vụ cộng đồng người Việt”, bạn bảo.
Hiếm hoi một quầy hàng của người Việt tại chợ đầu mối “Food City” Mátxcơva bán đồ uống sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân.
20-23.5.2019, theo lời mời của Thủ tướng Nga D. Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nga. Báo Việt Nam thông tin: “Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Nga - Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận tác động tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) đến thương mại và đầu tư của Việt Nam, góp phần đưa kim ngạch thương mại năm 2018 đạt 4,57 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm trước. Thủ tướng hy vọng, sau khi nhất trí gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan đối với nhiều mặt hàng, triển khai kênh thanh toán song phương bằng đồng nội tệ, hai bên có thể đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020.”
Tôi đọc kỹ những bài báo của một số tờ báo Nga trong tháng 6.2019 viết về những vấn đề sản xuất, tiêu dùng, nhập hàng… của nước Nga, tìm đỏ mắt chẳng thấy có một chữ nào đề cập tới việc lượng hàng Nga nhập khẩu từ Việt Nam. Vấn đề hàng tiêu dùng, thực phẩm… Việt nhập vào Nga thế nào, tôi nghĩ, sẽ cần bỏ thời gian tìm hiểu sâu sau.
Tôi cứ nghĩ vui, rằng mình thật không may vì không có được niềm vui thấy hàng Việt Nam trong nhiều cửa hàng Nga. Nhưng sự vắng bóng/vô cùng thưa thớt của hàng Việt ở những mặt hàng xuất chủ lực của chúng ta như cà phê, hoa quả, chè, cá… tại nhiều cửa hàng lớn Nga nơi tôi lượn qua - cá nhân tôi cho là điều đáng suy nghĩ.
Cửa hàng nước hoa hiệu “Bình minh” trên phố cổ Arbat- Mátxcơva
Ngày 20.6.2019, trong hơn 4 giờ đồng hồ cùng hàng ngàn du khách (dễ tới 2/3 là từ Trung Quốc!) chúng tôi ngụp lặn trong Hermitage thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật bậc thầy thế giới thì cũng là lúc diễn ra chương trình giao lưu trực tuyến Đối thoại trực tiếp với dân lần thứ 17 của Tổng thống V.Putin.
Điểm nhấn của cuộc đối thoại, tất nhiên là các vấn đề kinh tế- xã hội Nga. “Tổng thống Putin cho biết, trong vòng vài năm qua nền kinh tế Nga phải đối mặt với một số "cú sốc từ bên ngoài", không chỉ từ các lệnh cấm vận, mà còn do tình hình thị trường toàn cầu bất lợi đối với các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Nga như dầu lửa, kim loại và các sản phẩm hóa dầu. Nga cần thay đổi cấu trúc nền kinh tế, cải tiến công nghệ.
Theo ông Putin, những Dự án quốc gia sắp được triển khai nhằm mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của người dân và bảo đảm an ninh quốc gia. Những dự án này sẽ cho thấy hiệu quả của mình ngay từ cuối năm 2019 này. Ông Putin cũng khẳng định thu nhập người dân sẽ sớm tăng lên. Thu nhập thực tế của người Nga đã bị suy giảm trong vài năm qua, đỉnh điểm là vào năm 2016. Tuy nhiên, mức thu nhập này đang dần hồi phục…”.
Trong cửa hàng nổi danh Eliseevsky trên đại lộ Nevskyi- Saint Peterburg. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Trong mắt nhìn của tôi, trên chính trường Nga, nếu như Tổng thống V. Putin trong tổng thể công việc điều hành chung vẫn nổi bật hơn lên trong vai trò đối ngoại, thì vị Thủ tướng lịch duyệt và đẹp giai - D. Medvedev - người đứng đầu Chính phủ mấy năm qua chính là người cần mẫn “tay hòm chìa khóa”,“lui lại phía sau” điều hành lo lắng phát triển kinh tế, nôm na là lo cái ăn cái mặc cho dân. Một người chủ yếu lo việc bên ngoài, một người chủ yếu lo việc bên trong.
Từ những quan sát đời thường, những trao đổi, trò chuyện hỏi han, cộng những ghi nhận thông tin từ truyền thông báo chí, có thể thấy, trong đời sống kinh tế - xã hội Nga, hẳn nhiên vẫn còn tồn đọng - ủ lại nhiều những vấn đề, nhưng trong một cái nhìn so sánh, sự phục hồi của nền kinh tế là có, và đáng ghi nhận.
Người Nga, trong bối cảnh bị cấm vận như hiện nay, với những được/mất và những tồn đọng, nhưng trên một nền tảng văn hóa giàu có, sâu sắc và nền tảng kinh tế có sẵn, đang gắng gỏi giải quyết nhiều vấn đề, từ từ phục hồi dựng lại một nền kinh tế mang nhiều sắc thái mới; và họ hiểu rằng, đó không thể là nền kinh tế có tính chất “đậu phụ” (xốp/rỗng ruột).
Tôi lượn một vài cửa hàng ở Nga mùa hè 2019 và thường hỏi người bán “Ở đây, sản phẩm nào do Nga sản xuất?”. Yêu cầu được mua sản phẩm “Made in Russia” của tôi được đáp ứng và nhiều khi không được đáp ứng.
Và ký ức của tôi quay về những năm tháng sinh viên - đầu những năm 90 thế kỷ 20, cả nước Nga và các nước cộng hòa trong LB Xô Viết khi đó, người ta thường nói tới từ “Dephicit” (khủng hoảng, thiếu hụt hàng hóa), những quầy hàng trống rỗng, mặt người đăm chiêu, thậm chí có thời điểm, trong mắt nhìn của tôi là tăm tối…
2008, tôi quay lại Nga công tác. Mắt nhìn của tôi đã thấy bối cảnh và tình hình có sáng sủa hơn. Và bây giờ 2019, sáng thêm chút nữa.
“Có thực mới vực được đạo” - triết lý cửa miệng của người Á Đông, trong hoàn cảnh nước Nga hiện tại nghe thì cũng đúng, nhưng hình như cũng vu khoát. Về đời sống tinh thần của người Nga trong bối/hoàn cảnh hiện nay lại là một câu chuyện thú vị khác.
Và tôi cũng nghĩ vui, đòi hỏi một cường quốc vừa làm ra tên lửa S 400, tàu ngầm, máy bay tiêm kích hiện đại… hàng năm lại phải song hành sản xuất, ví dụ, lượng áo nịt ngực đủ đáp ứng khiêm tốn nhu cầu mặc theo tỉ lệ 9 phụ nữ phải mỗi người mỗi áo là đòi hỏi vui nhưng mà cũng là… làm khó nhau của đồng nghiệp làm báo người Nga.
Nhưng trước hết, sống trong một đất nước giàu có tài nguyên, đất đai trù phú, với sự tự hào, tự tôn của mình, người Nga đang bắt đầu không chỉ tự nuôi mình màcòn xuất khẩu. Được gọi là một cường quốc thì trước hết không thể không tự lực tự cường.
Theo laodong.vn
Tags: người, những, trong, không, nhiều, Mátxcơva, trước, City”, “Food, tiếng, Nguyễn, Putin, tướng, thống, chính, nhưng, Peterburg, thông, thương, Những
TIN LIÊN QUAN
Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.
Du lịch,
16/08/2022
Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.
Du lịch,
13/08/2022
Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.
Du lịch,
04/07/2022
Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.
Du lịch,
15/06/2022
Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.
Du lịch,
13/06/2022
Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.
Du lịch,
06/06/2022
Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.
Du lịch,
08/05/2022
Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.
Du lịch,
28/04/2022
Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.
Du lịch,
15/04/2022
Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.
Du lịch,
09/04/2022