Kiểm soát chi phí chặt chẽ, lợi nhuận ròng của Rosneft tăng 13%
Doanh thu bán dầu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022 của Rosneft - nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga - đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ của tập đoàn giảm 12% so với hồi đầu năm.
Ngày 15/9, Rosneft - nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga - công bố lợi nhuận ròng của họ trong nửa năm 2022 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 432 tỷ ruble (7,22 tỷ USD), nhờ việc kiểm soát chi phí chặt chẽ.
Các công ty dầu mỏ Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây do cuộc xung đột tại Ukraine. Điều này đã cản trở hoạt động thương mại toàn cầu và gây khó khăn cho vấn đề tài chính của họ.
Giám đốc điều hành (CEO) của Rosneft, Igor Sechin, cho biết công ty này đã phải chịu áp lực bất lợi chưa từng có bởi các yếu tố bên ngoài và các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp.
Nga chứng kiến làn sóng rời đi của các doanh nghiệp phương Tây sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã thông báo vào tháng Hai rằng họ sẽ từ bỏ 19,75% cổ phần của mình trong Rosneft.
Rosneft cho biết doanh thu bán dầu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022 đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ của họ giảm 12% so với hồi đầu năm.
CEO Sechin nói: "Nhờ hiệu quả hoạt động cao và các quyết định quản lý phù hợp, chúng tôi có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và ghi nhận kết quả ổn định."
Rosneft chiếm khoảng một nửa lượng dầu và khí đốt dự trữ của BP và 1/3 sản lượng của tập đoàn này.
Vào tháng 6/2022, ông Sechin cho biết BP vẫn là cổ đông tư nhân lớn nhất của Rosneft, bất chấp thông báo rút cổ phần khỏi công ty này./.
Theo: www.vietnamplus.vn
https://www.vietnamplus.vn/kiem-soat-chi-phi-chat-che-loi-nhuan-rong-cua-rosneft-tang-13/816523.vnpTIN LIÊN QUAN
Doanh thu bán dầu trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022 của Rosneft - nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga - đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ của tập đoàn giảm 12% so với hồi đầu năm.
16/09/2022
Công ty Phần Lan sẽ duy trì sự hiện diện chính thức của mình tại Nga cho đến khi việc đóng cửa hợp pháp hoàn tất.
29/08/2022
Ngày 29/8, Ericsson- công ty mạng và viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển có trụ sở tại Stockholm- cho biết công ty này sẽ dần dần rút mọi hoạt động kinh doanh khỏi Nga trong những tháng tới, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với khách hàng.
29/08/2022
Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1.
23/08/2022
Trích dẫn dữ liệu từ MTS, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang phổ biến hơn nhiều so với Samsung và Apple ở thị trường smartphone tại Nga.
Nhà sản xuất bao bì đã tuyên bố rút khỏi Nga vào cuối tháng Bảy.
08/08/2022
Thông báo của công ty năng lượng Đức Siemens Energy ngày 8/8 cho biết công ty này đã bắt đầu các biện pháp nhằm rút khỏi các tài sản ở Nga, và dự kiến sẽ hoàn thành vào mùa Thu năm nay.
08/08/2022
Vào mùa xuân, công ty đã chuyển nhà máy ở Moscow và cổ phần của mình trong AvtoVAZ sang sở hữu nhà nước.
29/07/2022
Vào tháng 3, công ty đã ngừng chuyển phát vào Nga. Trong số các dịch vụ, chỉ gửi từ Nga ra nước ngoài sẽ vẫn còn hoạt động.
29/07/2022
Ngày 26/7, báo cáo tài chính quý vừa qua của tập đoàn Microsoft (Mỹ) cho biết tập đoàn này đã phải trả khoản chi phí hoạt động lên tới 126 triệu USD do quyết định rời bỏ thị trường Nga.
27/07/2022