Thị trường ô tô Nga sụt giảm mạnh
Nhu cầu sụt giảm, cuộc khủng hoảng hậu cần, linh kiện ô tô tại thị trường Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine là câu chuyện báo chí tuần này.
Thị trường ô tô của Nga trong tháng 4 vừa qua đã lập một kỷ lục không mong muốn, khi tổng cộng 32,7 nghìn ô tô mới được bán ra. Con số này còn tồi tệ hơn kết quả của "tháng 4 đen tối" năm 2020, khi Nga thực hiện chế độ cách ly toàn liên bang và đóng cửa phần lớn các hoạt động kinh tế nhằm chống dịch COVID-19.
Hơn 30 thương hiệu Nhật Bản, châu Âu và Mỹ chuyên về phụ tùng và vật tư tiêu hao đã ngừng làm việc với các nhà bán lẻ ô tô Nga. Theo báo chí Nga, khoảng 70% trung tâm bảo hành trên cả nước đang gặp phải tình trạng thiếu phụ tùng và linh kiện cho động cơ, đặc biệt là dầu động cơ, trong tháng 4 vừa qua.
Phụ tùng ô tô trên thị trường Nga đã tăng giá trung bình 30%, tăng mạnh nhất là phụ tùng xe Ford, Subaru, Mercedez, BMW. Nhiều trung tâm kỹ thuật hiện đang gặp khó khăn vì khan hiếm các linh kiện.
Nguyên nhân chính là sự biến động của tiền tệ, không thể định giá minh bạch, các vấn đề hậu cần, bao gồm việc thiếu container để vận chuyển bằng đường biển và gián đoạn các tuyến đường thông thường.
Các đại lý ô tô kỳ vọng kiếm tiền từ những gì họ đang có, bởi vì sau đó có thể không có gì để bán. Giá khó có thể quay trở lại mức năm 2021, mặc dù thị trường sẽ được định hướng lại cho các nhà sản xuất trong nước và Trung Quốc.
Theo hãng thông tấn Interfax, Tập đoàn AvtoVAZ của Nga vừa ra thông báo tạm ngừng hoạt động trong tuần này, từ ngày 16/5 đến hết ngày 20/5, do thiếu các linh kiện điện tử. Từ tháng 6, nhà máy sẽ chuyển sang hoạt động 4 ngày/tuần trong thời gian 3 tháng.
Tập đoàn đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp các linh kiện từ Trung Quốc, nhưng việc nước này siết chặt phong tỏa chống dịch COVID-19 khiến kế hoạch bị ảnh hưởng.
Trước đó, Bộ Công Thương Nga đã đề xuất phân bổ 55 tỷ Ruble (hơn 860 triệu USD) để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong nước và các nhà sản xuất thiết bị đặc biệt.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ khởi động một chương trình sản xuất các linh kiện ô tô phổ thông trị giá 30 tỷ Ruble (470 triệu USD).
Theo các chuyên gia, thị trường ô tô Nga trong tháng 4 đã sụt giảm gần 3 lần và đây vẫn chưa phải là giới hạn. Đến cuối năm nay, phân khúc này của nền kinh tế có thể giảm tới 70%. Nếu ít nhất một phần hoạt động sản xuất không được khôi phục và việc nhập khẩu không được thiết lập, ô tô đối với người Nga sẽ trở thành một mặt hàng xa xỉ.
Theo VTV
TIN LIÊN QUAN
Nhu cầu sụt giảm, cuộc khủng hoảng hậu cần, linh kiện ô tô tại thị trường Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine là câu chuyện báo chí tuần này.
17/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Việc thương thảo thông qua các công ty trung gian tại Kazakhstan về lý thuyết có thể cho phép các nhà bán lẻ Nga giải quyết một số vấn đề do các lệnh trừng phạt gây ra, như thanh toán bằng ngoại tệ.
04/05/2022
Công ty nghiên cứu độc lập Rystad Energy có trụ sở chính tại thủ đô Oslo (Na Uy) cho biết ngân sách nhà nước Nga sẽ thu được nhiều thuế hơn 45% so với năm 2021 nhờ lĩnh vực dầu mỏ.
03/05/2022