Thủ tướng Putin tham gia nghiên cứu gấu Bắc Cực
Ông Putin thăm Bắc Cực ngày 29/4.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trợ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về gấu trắng Bắc Cực trong chuyến thăm tới vùng Bắc Cực của Nga hôm 29/4.
Ông Putin đã tới thăm Franz Josef Land, một quần đảo thuộc biển Bắc Cực ngoài khơi bờ biển tây bắc của Nga, và nêu bật trách nhiệm nước Nga đối với khu vực giàu tài nguyên.
Mặc chiếc áo khoác và đội mũ đỏ, vị Thủ tướng 57 tuổi đã trợ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về gấu Bắc Cực - loài động vật đang bị tác động bởi hiện tượng băng tan.
Ông Putin đã quỳ gối và đeo một chiếc vòng theo dõi qua vệ tinh vào cổ cho con gấu trắng nặng 230kg, sau đó giúp nâng con gấu lên để kiểm tra cân nặng. Những hình ảnh này đã được phát sóng trên truyền hình cả nước.
Trước khi các nhà khoa học thả con gấu đi, ông Putin cầm chân con vật và nói: “Mạnh khoẻ nhé”. “Cái chân khá nặng. Loài động vật này đúng là thủ lĩnh tại Bắc cực”, ông Putin nói.
Trong tổng số 25.000 gấu Bắc Cực sống trong hoang dã, khoảng 6.000 con đang sống tại lãnh thổ Bắc Cực thuộc Nga.
Thủ tướng Putin cũng kêu gọi tiến hành một cuộc dọn dẹp tổng thể Bắc Cực, di dời hàng nghìn thùng dầu thô bị chôn vùi dưới tuyết vốn đã bị một căn cứ quân đội thời Xô Viết bỏ lại mà không sử dụng.
Bắc Cực được xem là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Cơ quan địa chất Mỹ dự đoán khoảng 90 tỷ thùng dầu và 1/3 trữ lượng khí chưa khai thác của thế giới đang nằm tại Bắc Cực.
“Về mặt địa chính trị, các lợi ích địa của Nga có liên quan tới Bắc Cực. Đây là nơi Nga cung cấp các biện pháp an ninh và quốc phòng. Nơi đây cũng có những tuyến giao thông vận tải quan trọng”, ông Putin phát biểu.
Canada, Mỹ, Nga và Đan Mạch đều tuyên bố chủ quyền tại Bắc Cực. Cuộc đua giành chủ quyền Bắc Cực trở nên nóng hơn sau khi Nga cắm quốc kỳ dưới đáy biển Bắc Cực hồi năm 2007.
Kể từ đó, 4 quốc gia đã đồng ý "hạ giọng" và chờ đợi các nhà khoa học của họ hoàn thành các cuộc nghiên cứu để chứng minh chủ quyền Bắc Cực.
Ông Putin đã trở thành tâm điểm chú ý của báo chí khi xây dựng hình tượng một người đàn ông hành động. Ông từng để ngực trần đi cưỡi ngựa, câu cá, bơi bướm, bắn hổ cứu người … Thủ tướng Nga trước đó cũng đã thử lái máy bay chiến đấu, điều khiển một tàu ngầm hạt nhân…
Hình ảnh chuyến thăm Bắc Cực của Thủ tướng Nga:
Theo Kinh tế đô thị
TIN LIÊN QUAN
Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.
19/07/2022
Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.
04/07/2022
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.
03/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.
Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
14/06/2022
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).
12/06/2022
Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.
Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.
08/06/2022
Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.
05/06/2022