Nga đưa robot hình người vào vũ trụ
Thông tin này được Express dẫn nguồn tin từ Cơ quan không gian Roskosmos của Nga cho biết, cơ quan này đã lên kế hoạch đưa một cặp robot hình người FEDOR vào không gian. Theo kế hoạch, công việc này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 8/2018.
Động thái này của Nga là nỗ lực để cạnh tranh với các chương trình không gian của các nước khác như Mỹ và Trung Quốc. Được biết, các kế hoạch đưa robot lên không gian của Nga bao gồm cả Mặt Trăng và Sao Hỏa đã phê duyệt từ năm 2011.
Robot FEDOR của Nga. |
Hai robot FEDOR dự kiến sẽ bay lần đầu tiên đến ISS với tư cách là thành viên phi hành đoàn, chứ không phải là hàng hóa trong khoang vận chuyển. Để thực hiện nhiệm vụ mang tính lịch sử của Nga, tên lửa Soyuz đã được lựa chọn.
Được biết, trước khi Nga công bố kế hoạch đưa robot FEDOR vào không gian, ngay từ năm 2013, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò đầu tiên mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc lên Mặt trăng, phương Tây đã nghi ngờ rằng đây là tham vọng quân sự mới của Trung Quốc.
Sự kiện robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ thành công lên Mặt trăng đánh dấu bước đi mới nhất trong chương trình không gian đầy tham vọng mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi. Trung Quốc khẳng định, chính nguồn tài nguyên của Mặt trăng là lý do chủ yếu thúc đẩy chương trình không gian này của Trung Quốc.
Để khẳng định tuyên bố của mình, Trung quốc tuyên bố ngay trong kết cấu của robot tự hành này đã được trang bị radar gắn dưới bụng để phát hiện các khoáng chất của vỏ Mặt trăng, đặc biệt ở vùng Vịnh Cầu Vồng. Điều này cũng được các diễn đàn Internet của Trung Quốc cho là như vậy.
Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, khoáng chất mà Trung Quốc nhắm tới là một loại khí hiếm Heli-3 có nhiều ở trên Mặt trăng. Nó được xem là “nguồn năng lượng hoàn hảo để thay thế dầu khí”.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cũng khẳng định, Heli-3 trên Mặt trăng có thể được sử dụng để tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào trong hơn 10 nghìn năm mà các lò phản ứng nhiệt hạch khó mơ ước tới.
Ông Ouyang Ziyuan cố vấn cấp cao của Chương trình Mặt trăng của Trung Quốc cho biết trên Tân Hoa Xã: “Mọi người đều biết nhiên liệu hóa thạch như khí đốt và than đá một ngày nào đó sẽ cạn kiệt, nhưng hiện nay có ít nhất một triệu tấn Heli-3 trên Mặt trăng vẫn chưa khai thác”.
Mặc dù Trung Quốc khẳng định khai thác khoáng sản là mục đích duy nhất của mình, nhưng một số chuyên gia nhận định đây không phải là mục đích mà Bắc Kinh theo đuổi.
Bởi theo ông Bergquist Giám đốc quan hệ quốc tế tại Cơ quan Không gian châu Âu (ESA): “Tại châu Âu, chúng tôi tin rằng chi phí để khai thác khoáng chất trên Mặt trăng khiến việc khai thác này không thể sinh lời”.
Do đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ động cơ thực sự của Trung Quốc. Trang Want China Times dẫn lời một chuyên gia Trung tâm Khám phá Mặt trăng của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có ý định biến Mặt trăng thành một căn cứ quân sự. Khi đó, từ Mặt trăng, các tên lửa sẽ được phóng thẳng vào Trái đất.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nếu vệ tinh tự nhiên của Trái đất được trưng dụng làm căn cứ quân sự, nó sẽ là một vũ khí khổng lồ. Bài báo mô tả căn cứ quân sự “tương lai” này của Trung Quốc có vẻ khá giống với dự án Horizon mà Mỹ khởi động trước đây.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án này cuối cùng cũng đã bị hủy bỏ. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, dù là FEDOR của Nga hay mục tiêu của Trung Quốc hoặc tham vọng của Mỹ với chương trình không gian đều rất khó để trở thành sự thật.
Theo baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Mẫu máy tính xách tay Bitblaze Titan BM15 sẽ có màn hình IPS LCD 15.6 inch có độ phân giải Full HD 1080p.
12/06/2022
Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 38 năm của trò chơi mà chúng ta nghĩ đến bất cứ khi nào chúng ta xếp hành lý của mình cho một kỳ nghỉ hoặc cố gắng sắp xếp các hộp đồ trên kệ tủ. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1984, lập trình viên Liên Xô Alexei Pajitnov đã phát hành trò chơi xếp hình Tetris, trò chơi này đã trở thành một trong những trò chơi máy tính phổ biến nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhà sáng lập kiêm CEO Yandex – công ty tìm kiếm Internet được ví như “Google của nước Nga” – đã từ chức sau khi có tên trong danh sách cấm vận của EU.
05/06/2022
Ngày 3/6, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Soyuz-2.1a đưa tàu vận tải Tiến bộ MS-20 (Progress MS-20) lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
03/06/2022
Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.
28/05/2022
Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.
28/05/2022
Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.
28/05/2022
Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.
23/05/2022
Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.
23/05/2022
Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...
19/04/2022