Nga lần đầu tiên đưa robot Fedor vào vũ trụ
Khi khởi hành, robot Fedor đã nói “Hãy đi thôi! Đi nào!”. Đây là câu nói nổi tiếng của nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Gagarin khi ông thực hiện chuyến bay đầu tiên vào không gian năm 1961. Sau 8 phút 49 giây, tàu Soyuz MS-14 đã đi vào quỹ đạo và tiến về Trạm không gian vũ trụ (ISS). Kể từ thời điểm này, robot Fedor có thể được coi là một phi hành gia vì nó đã vượt qua một ranh giới có điều kiện ở độ cao một trăm km so với Trái đất. Dự kiến, robot Fedor sẽ đến ISS vào ngày 24-8 và ở lại đây đến ngày 7-9.

Robot Fedor trong quá trình thử nghiệm trước khi được đưa lên ISS.
Robot Fedor có thân màu bạc hình người cao 1,80 mét và nặng 160kg và có số nhận dạng Skybot F850. Fedor là tên viết tắt tiếng Anh của từ “Final Experimental Demonstration Object Research”, còn tiếng Nga gọi là Fiodor. Các tài khoản Instagram và Twitter cá nhân của Fedor cập nhật các hình ảnh robot này học các kỹ năng mới, chẳng hạn như mở nắp chai nước. Các kỹ năng cũng bao gồm việc mở và ngắt kết nối điện, sử dụng các đồ vật như cờ lê và bình cứu hỏa. Ngoài ra, Fedor còn có khả năng sao chép các hoạt động của con người, một kỹ năng quan trọng cho phép robot này hỗ trợ các phi hành gia từ xa.
Theo Giám đốc phụ trách các chương trình khoa học trong tương lai thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga, ông Alexander Bloshenko, các kỹ năng trên sẽ được Fedor thử nghiệm trong môi trường trọng lực thấp trên ISS. Fedor cũng có thể làm việc trong các môi trường phóng xạ cao, thực hiện hoạt động khai mỏ cũng như các nhiệm vụ cứu hộ khó khăn. Trên ISS, Fedor sẽ thực hiện các nhiệm vụ do phi hành gia người Nga Alexander Skvortsov, người đã lên ISS hồi tháng trước, giám sát.
Fedor không phải là robot đầu tiên được phóng vào không gian. Năm 2011, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa robot mang tên Robonaut 2, do tập đoàn General Motors phát triển, vào vũ trụ với mục đích tương tự là làm việc trong các môi trường có rủi ro cao. Robot này đã trở lại Trái Đất vào năm 2018 sau khi gặp một sự cố kỹ thuật. Năm 2013, Nhật Bản cũng phóng lên vũ trụ một robot nhỏ có tên Kirobo do hãng chế tạo ô tô Toyota phát triển. Robot của Nhật Bản có khả năng trò chuyện, nhưng chỉ bằng tiếng Nhật.
Hiện nay, “Nga là một trong những cường quốc về không gian và là quốc gia duy nhất có khả năng đưa con người đến ISS”, theo actu.orange.fr. Với việc đưa robot Fedor lên vũ trụ, Moscow hy vọng sẽ có thêm những “anh em họ” của chú robot này trên ISS. “Chúng tôi đang trông chờ robot Fedor chinh phục không gian ở những nơi có nguy cơ rủi ro cao”, ông Alexander Blochenko nói.
Theo qdnd.vn
TIN LIÊN QUAN
Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 38 năm của trò chơi mà chúng ta nghĩ đến bất cứ khi nào chúng ta xếp hành lý của mình cho một kỳ nghỉ hoặc cố gắng sắp xếp các hộp đồ trên kệ tủ. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1984, lập trình viên Liên Xô Alexei Pajitnov đã phát hành trò chơi xếp hình Tetris, trò chơi này đã trở thành một trong những trò chơi máy tính phổ biến nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhà sáng lập kiêm CEO Yandex – công ty tìm kiếm Internet được ví như “Google của nước Nga” – đã từ chức sau khi có tên trong danh sách cấm vận của EU.
05/06/2022
Ngày 3/6, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Soyuz-2.1a đưa tàu vận tải Tiến bộ MS-20 (Progress MS-20) lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
03/06/2022
Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.
28/05/2022
Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.
28/05/2022
Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.
28/05/2022
Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.
23/05/2022
Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.
23/05/2022
Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...
19/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.
14/04/2022