Vietnews.ru
Khoa học - Công nghệ - Tham khảo

Nhà khoa học Nga thế kỷ 19 có sai lầm hay không?

06/12/2012 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Đài "Tiếng nói nước Nga" tiếp nối loạt bài "Nhìn lại quá khứ" về lịch sử liên hệ Nga-Việt.Chúng tôi xin tiếp tục câu chuyện về chuyến đi Việt Nam vào các năm 1894 và 1897 của giáo sư Nga Simonov.

Nhà sử học Matxcova Maxim Syunnerberg cho biết, khi chia sẻ cảm tưởng về chuyến đi Việt Nam của mình trong bài viết đăng tải trên tạp chí St Petersburg, giáo sư Simonov không bỏ qua cuộc sống của người Sài Gòn. Ông Simonov gọi Sài Gòn là “thành phố tuyệt vời”. Ông rất ngạc nhiên khi thấy ở đây những cây xương rồng cao như ngôi nhà hai tầng, những đường phố thẳng tắp rải đá vôi từ Biên Hòa. Đúng vào thời kỳ ấy, Sài Gòn đã xây nhà hát mới, du khách Nga hào hứng mô tả tòa nhà tuyệt đẹp và sang trọng, được làm mát nhân tạo – trong khi ngoài phố nóng 28 độ C thì trong nhà chỉ 18 độ C!

Chúng tôi xin lưu ý rằng đây là chuyện gần 120 năm trước. Tại các khách sạn phổ biến nhất thời điểm đó như "Continental" và "Oliver", ông Simonov kinh ngạc vì mức giá “rẻ bất ngờ”. Ngay cả hiện nay, giá cả tại các khách sạn Sài Gòn và các thành phố khác ở Việt Nam cũng thấp hơn đáng kể so với khách sạn ở các thành phố Nga.

Giáo sư Simonov đánh giá rằng nhà hát Sài Gòn trong những năm đó là nhà hát xuất sắc nhất ở châu Á, về đoàn kịch cũng như vốn tiết mục, thu hút nhiều khán giả, người Pháp cũng như người Việt Nam. Ba lần trong một tuần, người ta tổ chức biểu diễn âm nhạc trên các đại lộ và dành cho bệnh nhân trong vườn bệnh viện, và Simonov lấy làm tiếc rằng người ốm ở Nga không được hưởng sự quan tâm như vậy.

Theo ông, không chỉ riêng cung thống đốc, mà bệnh viện, doanh trại và tòa bưu điện đều có vẻ đẹp và khả năng thích ứng với cuộc sống ở vùng nhiệt đới. Nói chung, ông Simonov thấy rằng khu người Pháp ở Sài Gòn có vẻ duy trì khá tốt vệ sinh đường phố, râm mát, sạch sẽ, rộng rãi, có nước máy… Trong khu dân cư Việt Nam thì có vẻ như không ai nghĩ về cải thiện tiện nghi, ở đó tất cả mọi thứ vẫn như cũ. Từ quan điểm của nhà khoa học Nga, tại thời điểm đó, giải quyết vấn đề chăm sóc y tế cho người dân địa phương không phải là điều dễ thực hiện. Ông Simonov nhận xét rằng người Việt chỉ tin tưởng các nhà khoa học theo quan điểm của họ, có nghĩa là nhà nho biết chữ Hán, triết học, lịch sử, lễ nghĩa. Bởi thế, theo ông Simonov, nên đào tạo bác sĩ Việt Nam từ số những người tốt nghiệp phổ thông, trong các trường y tế. Các chuyên gia như vậy sẽ có chi phí ít hơn so với các bác sĩ đến từ Pháp, gần gũi với người dân hơn, và đồng bào sẽ tin tưởng hơn khi tiếp xúc với họ.

Nói về trường học Việt Nam, ông Simonov nói rằng đáng tiếc là các trường này không dạy môn thương mại, không phát triển tinh thần kinh doanh. Vì vậy hầu như tất cả các nhà buôn ở đây đều là người Trung Quốc. Họ mua gạo ở làng quê, họ định đoạt giá cả, họ vừa là nhà cung cấp, vừa là trung gian và là người cho vay lãi. Họ cũng là chủ sở hữu nhà máy gạo.

Nhà sử học Maxim Syunnerberg nói tiếp: Du khách Nga chú ý tới truyền thống, phong tục, nhân vật và dân số của Sài Gòn. Ông viết: người Việt Nam thông minh, chăm chỉ và không quên sự độc lập của mình. Người Việt Nam không sống khép kín trong nhà, mà thích ra ngoài sống tự do và tận hưởng những cảnh tượng. Người vợ trông coi việc nhà, chồng làm việc để kiếm sống.

Giáo sư Simonov lưu ý rằng kiểu tóc và trang phục dành cho nam giới và phụ nữ Việt Nam thời đó khá giống nhau - hãy nhớ rằng, chúng ta đang nói về những năm chín mươi của thế kỷ 19 - thường khiến cho du khách châu Âu bị nhầm lẫn. Ông Simonov để ý thấy rằng đàn ông Việt Nam dễ dàng thay đổi trang phục dân tộc rất thoải mái trong khí hậu phương Đông để mặc Âu phục, cắt tóc theo kiểu châu Âu, đội mũ châu Âu khá hợp. Đối với những phụ nữ duyên dáng trong trang phục truyền thống của họ, khi mặc Âu phục, du khách Nga thấy họ khá buồn cười. Ông Simonov lưu ý rằng ở Việt Nam, người châu Âu kết hôn với phụ nữ địa phương, chính thức hoặc không chính thức, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác ở châu Á. Ông cũng viết về vai trò của gia đình trong cuộc sống xã hội Việt Nam và tục thờ cúng tổ tiên. Ông ghi nhận: "Người Việt Nam rất tôn thờ tổ tiên, những người lập ra gia đình và những người vĩ đại cứu nước hay vinh danh dân tộc, nhưng nói chung khá thờ ơ với tôn giáo." Đồng thời, giáo sư Simonov nhận thấy rằng Nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với người Việt Nam.Ông Simonov nói về năm mới theo âm lịch, khi mà khắp mọi nơi lễ hội dân gian tưng bừng, tổ chức chơi nhạc, đánh trống và ca hát, cửa hàng đóng cửa, người người mặc quần áo đẹp nhất để đi chơi với bạn bè. Giáo sư Simonov lưu ý rằng người Việt Nam rất thích các trò giải trí ăn tiền. Họ có thể bị thua bạc hoặc ngồi cả ngày trước chùa chiền để xem đám rước, xem hội.

Xin nhắc lại rằng chúng ta đang nói về những quan sát và nhận xét của nhà khoa học Nga Simonov, người đã ở một vài ngày ở Sài Gòn trong năm 1894 và ba tháng vào năm 1897. Chúng tôi rất quan tâm muốn biết thính giả có ý kiến như thế nào về cảm tưởng của giáo sư Simonov, ông ấy nhận xét có đúng không và sai ở chỗ nào?

Mời các bạn đón nghe bài tiếp theo của chu kỳ "Nhìn lại quá khứ" qua làn sóng điện của của đài "Tiếng nói nước Nga" vào các ngày thứ Năm hàng tuần, cũng như trên trang web của chúng tôi tại địa chỉ www.vietnamese.ruvr.ru

Theo www.vietnamese.ruvr.ru


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Đây được coi là một trong những động thái mạnh tay nhất trong lịch sử của YouTube.

Khởi điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán trong các cửa hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Tuyên bố này nhằm bác bỏ thông tin trước đó cho rằng người dùng Google có thể nhìn thấy hình ảnh phân giải cao về các cơ sở quân sự quan trọng của Nga, như kho vũ khí hạt nhân, bãi phóng ICBM, tuần dương hạm Đô đốc Kunetzov...

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Nga quyết định nối lại chương trình Mặt trăng gắn với việc phóng tổ hợp robot Luna-25, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Nhiều dự án khoa học đang được thực hiện tại Nga và có ý nghĩa lớn đối với khoa học thế giới đã bị ngừng trệ vô thời hạn do tác động của cuộc chiến ở Ukraine.

Ít nhất có ba công ty lớn - Sberbank, Yandex và VK - đang cạnh tranh để tạo ra một giải pháp thay thế cho các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin cho biết. Theo công bố, chính phủ Nga vẫn chưa chọn nhà phát triển chính.

Danh sách được đề xuất có 15 phần, bao gồm các ứng dụng tin nhắn, trình duyệt web, phần mềm chống vi-rút, siêu thị online và dịch vụ taxi.

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang gặp khó vì sự thiếu hụt nguồn cung Palladium - thứ kim loại quý hơn vàng từ Nga.

Với chính sách tách riêng Internet từ giữa những năm 2010 cùng động lực từ xung đột Nga - Ukraine, Nga đang tiến gần hơn đến một mạng Internet nội địa của riêng mình

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022