'Kim ngạch thương mại Việt - Nga quá nhỏ bé'
Nhận định nêu trên được đại diện 2 Chính phủ đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Nga vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó thủ tướng thường trực Liên bang Nga - Igor Ivanovich Shuvalov.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu. Năm 2012, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga đạt 3,7 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Dự kiến năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 4 tỷ USD.


Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh. Ảnh: Nhật Minh.
Về đầu tư, tính đến nay, Nga có 92 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, xếp thứ 19 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Nga là nước thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 17 dự án, tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo quan chức hai bên, những kết quả trên vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Dẫn lời Phó thủ tướng Nga - Igor Shuvalov, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng kim ngạch thương mại 4 tỷ USD quá nhỏ bé so với tầm quan hệ đối tác chiến lược. So sánh với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm, con số này chỉ bằng 2%.
Đồng quan điểm, ông Đặng Hoàng Hải - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu nhận định, một trở ngại trong quan hệ hợp tác hai nước là Nga thiếu kinh nghiệm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, bản thân các doanh nghiệp Nga vẫn bỡ ngỡ trong tiếp cận thị trường. "Nhưng đây chỉ là vấn đề thời gian, sắp tới hai nước sẽ có giải pháp để xử lý tốt hơn", ông Hải nói.
Hiện những lĩnh vực mà doanh nghiệp Nga đang muốn đầu tư tại Việt Nam bao gồm điện, ngân hàng, dầu khí, khai khoáng. Trong đó, một lĩnh vực Việt Nam rất muốn nước bạn hỗ trợ là điện hạt nhân. "Với mức tăng trưởng kinh tế 5-6% mỗi năm, Việt Nam phải đối mặt rất lớn với tình trạng thiếu hụt năng lượng. Do vậy, phát triển điện hạt nhân sẽ đảm bảo cung ứng đủ điện quốc gia", ông Hải nhận định.
TIN LIÊN QUAN
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022
Theo Phó Thủ tướng Nga Abramchenko, các loại bao bì không thể tái chế, khó phân hủy như ống hút nhựa, các loại hàng hóa bao bì khác cần loại bỏ dần và thay thế bằng những loại thân thiện môi trường.
20/06/2022
Hãng Lada của Nga đã buộc phải giới thiệu một phiên bản "Classic" của chiếc Granta chỉ vì thiếu linh kiện cần thiết.
18/06/2022
Ngành bán dẫn toàn cầu hầu như không gặp điều kiện nào thuận lợi trong vài năm trở lại đây.
18/06/2022