2011 - Một năm đầy thách thức đối với kinh tế Nga
Người dân Nga hy vọng rằng kinh tế quốc dân sẽ tạo được đà tăng trưởng bền vững trong năm nay, nhưng những bất ổn kinh tế bên ngoài cũng như sự thiếu vắng động lực tăng trưởng bên trong đang phủ đám mây u ám lên triển vọng kinh tế Nga.
Năm 2009, kinh tế Nga đã bị khủng hoảng tài chính quốc tế giáng một đòn mạnh và rơi vào suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, với GDP bị giảm tới 7,9%. Đến năm 2010, mặc dù GDP của Nga đã đạt được tốc độ tăng trưởng 3,8%, song kinh tế Nga vẫn còn “ốm yếu”, với khoảng 5 triệu người thất nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng nước Nga vẫn đang đứng trước bài toán hóc búa là làm thế nào để duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định. Để tìm được lời giải, Chính phủ Nga sẽ phải xử lý hiệu quả hai vấn đề khó khăn: đó là kiềm chế lạm phá và giảm bớt thâm hụt ngân sách liên bang.
Trong bài phát biểu thường niên trước Hội đồng Liên bang, Tổng thống Medvedev cam kết sẽ đưa tỷ lệ lạm phát xuống 4-5% trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, Cơ quan thống kê liên bang Rosstat hôm 5/1 cho biết theo các số liệu sơ bộ, tỷ lệ lạm phát ở Nga trong năm 2010 là 8,7%, do đợt hạn hán chưa từng có xảy ra hồi mùa Hè vừa qua đã giảm tới 1/3 sản lượng nông nghiệp của nước này.
Về vấn đề thâm hụt ngân sách, các quan chức Nga cũng liên tục tuyên bố quyết tâm cân bằng ngân sách và triệt tiêu tình trạng thâm hụt vào năm 2015. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2010 vẫn chiếm tới 4,2% GDP và điều này cho thấy đây là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng.
Hơn nữa, việc phụ thuộc nặng nề vào lĩnh vực tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cũng là một điều bất lợi đối với kinh tế Nga trong dài hạn. Chính vì vậy, Chính phủ Nga sẽ phải triển khai chiến lược phát triển kinh tế hướng vào đổi mới, đồng thời tìm kiếm các hướng đi mới cho nền kinh tế. Theo Thủ tướng Putin, Nga sẽ phải tiến hành cải cách và hiện đại hoá các ngành kinh tế trọng điểm, nhất là thực hiện đổi mới trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng, công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân, dược phẩm, viễn thông và các ngành khác. Hiện nay, Nga cũng đang tiến hành cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các công nghệ tiên tiến.
Trước những thách thức to lớn như vậy, cả Tổng thống Medvedev lẫn Thủ tướng Putin đều sẽ phải nỗ lực hết mình mới có thể vực dậy nền kinh tế, cũng giải quyết những bất ổn xã hội trong năm 2011. Theo giới phân tích, chiến lược "ngoại giao kinh tế" hiện nay của Nga sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong những năm tới. Giới tryền thông địa phương dự đoán nếu Nga trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc này sẽ giúp Mátxcơva thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện quan hệ với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác.
TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 4/6 dự đoán các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mà lợi nhuận năm nay thậm chí còn tăng vọt.
05/06/2022
Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro.
01/06/2022
Nga và Trung Quốc đang bỏ đồng USD để chuyển sang giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ.
01/06/2022
Tập đoàn Gazprom cho biết xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước ngoài Liên Xô cũ đã giảm hơn 1/4 so với cùng kỳ năm ngoái.
01/06/2022
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov ngày 31/5 cho biết, nước này được miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ từ Nga, qua đó tiếp tục có thể mua dầu từ Nga cho tới cuối năm 2024.
31/05/2022
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan ngày 31/5 sau khi hãng này từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
30/05/2022
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản tại các ngân hàng Nga bằng đồng rúp và ngoại tệ chính để nhận thanh toán.
30/05/2022
Trước tác động của xung đột Nga - Ukraine, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 621,9 triệu USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2021.
28/05/2022
Giới chức Nga thừa nhận nước này cần khoản ngân sách rất lớn để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cũng như để kích thích kinh tế dưới "bão" trừng phạt phương Tây.
28/05/2022
Nga thanh toán phí bản quyền cho các chủ sở hữu trí tuệ nước ngoài "không thân thiện" bằng đồng rúp.
28/05/2022