Vietnews.ru
Kinh tế

BIDV tài trợ hơn 650 tỷ đồng cho Hùng Vương mở rộng thị trườ

08/10/2014 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Số tiền cho vay nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng kho lạnh, kho ngoại quan và nhà máy chế biến thủy sản của HVG tại thị trường Liên Bang Nga.

Chiều 7/10, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký tài trợ gói tín dụng nhằm giúp công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) mở rộng đầu tư tại thị trường Nga.

Theo đó, BIDV tài trợ 400 tỷ đồng và 12 triệu USD cho hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng kho lạnh, kho ngoại quan và nhà máy chế biến thủy sản của Hùng Vương tại thị trường Liên Bang Nga.

Mục đích của việc đầu tư này là nhằm nâng kim ngạch hai chiều của HVG tại thị trường Nga vào năm 2015 lên 200 triệu USD. Ngoài ra, thỏa thuận tài trợ vốn còn hướng đến việc giải quyết một phần lao động của Việt Nam đang sinh sống tại Nga.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc HVG cho biết, gói tín dụng vừa ký kết với BIBV sẽ giúp công ty đạt tiêu chí kim ngạch xuất khẩu 2015 từ 600-700 triệu USD (tôm, cá tra) và doanh số nội địa 10.000 tỷ đồng thức ăn.

Trước đó, HVG cũng đã phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu cho ngân hàng BIDV để sử dụng vào mục đích tích trữ nguyên liệu và đầu tư mở rộng nhà máy.

Thủy sản Hùng Vương đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại Nga BIDV tài trợ hơn 650 tỷ đồng cho Hùng Vương mở rộng thị trườ

Dự án liên doanh xây dựng nhà máy chế biến thủy sản và kho lạnh có tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD là khoản đầu tư đầu tiên của Hùng Vương ra nước ngoài.

Sau chuyến tham dự hội chợ thủy sản tại Liên Bang Nga, Công ty CP Thủy sản Hùng Vương (HVG) thông báo đã đạt được thỏa thuận với đối tác Nga để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản và kho lạnh tại TP Matxcova. Tổng số vốn cho dự án này vào khoảng 30 triệu USD, nếu không gặp trở ngại, đầu năm 2015, công ty sẽ khởi công dự án.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty Hùng Vương, cho biết dự án này được hình thành dựa trên văn bản ký kết hợp tác về khu công nghiệp giữa TP.HCM với Matxcova, nhằm giải quyết lao động Việt Nam tại Nga.

Nga là nước có nguồn lợi thủy sản đánh bắt khá phong phú, tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản của nước này lại chưa phát triển nên sản phẩm chỉ được bán dưới dạng thô. Nhiều năm nay, người dân Nga phải sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu và Mỹ. Chính vì vậy, sau nhiều năm khảo sát, Hùng Vương đã tìm thấy cơ hội và quyết định đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại Matxcova.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng hàng thủy sản đóng gói từ Việt Nam đưa sang, đồng thời tận dụng hết nguồn nguyên liệu hải sản đánh bắt phong phú tại các vùng biển Nga, việc xây dựng nhà máy sẽ cung cấp đúng nhu cầu tiêu dùng của người Nga.

“Khi chính phủ Nga không nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ và châu Âu, cá tra và các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam sẽ được bán rộng rãi tại 84 tỉnh thành nước Nga thay vì trước đây chỉ bán tại Matxcova”, ông Minh khẳng định.

Ngoài dự án nói trên, kết thúc hội chợ thủy sản Nga, Hùng Vương cũng đã ký kết hợp đồng xuất khẩu 40.000 tấn cá thành phẩm các loại sang thị trường Nga, thời gian giao hàng từ tháng 10 đến quý 1/2015. Đây là hợp đồng xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 60% sản lượng của công ty và dự kiến góp phần đưa doanh số của Hùng Vương tăng 1,5 lần trong năm 2015. Ngoài ra, hợp đồng này cũng sẽ giúp tiêu thụ cá tra nguyên liệu tại thị trường trong nước tốt lên trong thời gian tới.

Không chỉ ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao, ông Minh còn tiết lộ công ty đạt được thỏa thuận nhập khẩu cá sole fish (cá lưỡi trâu) từ vùng biển Vladivostok của Nga về chế biến, sau đó xuất ngược trở lại thị trường này. Sole fish là loài cá đặc chủng của Nga, nhưng do chưa có khả năng chế biến nên họ bán ra thị trường dưới dạng thô. Việc Hùng Vương nhập khẩu cá sole fish về chế biến sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời tạo nền tảng phát triển lâu dài cho tập đoàn thủy sản có doanh số hàng đầu Việt Nam.

Nhận định riêng về thị trường Nga, ông Minh cho rằng hiệp định thương mại giữa Việt Nam và liên minh thuế quan với Nga sẽ kết thúc trong năm 2014, điều này giúp các mặt hàng nông thủy sản và tiêu dùng được hưởng thuế suất bằng 0%. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn dành cho Việt Nam, khi hiệp định thực thi, sẽ giúp cho hàng hóa Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường có số dân lên đến 200 triệu người.

Trong đó, các mặt hàng như thủy hải sản, nông sản có lợi thế lớn nhất bởi hiện nay, nguồn hàng này đang khan hiếm do lệnh cấm nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu và Mỹ. Như vậy, trong thời gian tới đây, cợ hội để doanh nghiệp bán hàng sang Nga, đồng thời giúp người tiêu dùng Nga biết thêm về sản phẩm của Việt Nam càng trở nên thuận lợi hơn.

Theo http://cafef.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Chính phủ Nga đã bổ sung ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải được thanh toán bằng đồng rúp. Nghị quyết về vấn đề này đã được phê chuẩn vào hôm qua (1/7).

Kinh tế,

02/07/2022

Việc Nga thành lập công ty vận hành dự án Sakhalin 2 có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của Nhật Bản; các tập đoàn Mitsui và Mitsubishi có thể buộc phải rút khỏi dự án ở vùng Viễn Đông này của Nga.

Kinh tế,

01/07/2022

2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.

Kinh tế,

30/06/2022

Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.

Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.

Kinh tế,

30/06/2022

Tỷ giá đồng đô la và đồng euro so với đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất trong bảy năm

Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.

Kinh tế,

28/06/2022

Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.

Kinh tế,

28/06/2022

Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.

Kinh tế,

27/06/2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022