Đô đốc Nga duy nhất được phong Thánh, chưa từng để mất một tàu chiến
Trong lịch sử Nga, có rất nhiều danh tướng được nhà thờ Chính thống giáo Nga phong thánh nhờ đóng góp cho đất nước. Nhưng chỉ có duy nhất một Đô đốc hải quân nhận được vinh dự này.
Kết thúc cuộc đời binh nghiệp vào năm 1804, Đô đốc Fyodor Fyodorovich Ushakov, nhớ lại quá trình phục vụ lâu dài trong Hải quân Nga, đã viết: “Ơn Chúa, trải qua tất cả các trận chiến với quân thù, trong tất cả hạm đội dưới quyền chỉ huy của tôi, không có một con tàu nào bị tổn thất, không có một thủy thủ nào bị bắt làm tù binh”.
Trong 43 trận hải chiến dưới quyền chỉ huy, Ushakov chưa từng nếm trải thất bại. Cùng với đại nguyên soái Suvorov và nguyên soái Kutuzov, Ushakov là một trong những chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất của đế quốc Nga.
Theo báo Nga RT, Fyodor Ushakov sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ ở vùng Yaroslavl, cách Moscow khoảng 160km về phía bắc. Cha mẹ ông là những người rất sùng đạo.
Ushakov thời trẻ đã học được những giá trị cơ bản của cuộc sống từ người chú là một mục sư. Không giống như những chàng trai quý tộc khác - những chỉ loanh quanh trong khuôn viên tại điền trang gia đình - Ushakov thường xuyên đi chơi với các bạn bè trong làng.
Ở tuổi 14, Ushakov đã đủ khỏe để đi săn gấu với những người lớn tuổi của làng bên cạnh. Hai năm sau, Ushakov đăng ký theo học trường Cao đẳng Hải quân St.Petersburg. Ở thời điểm đó, ngôi trường có chính sách kỷ luật lỏng lẻo. Nhiều sĩ quan trẻ tuổi không cưỡng lại được cám dỗ khi theo học ở thành phố lớn.
Nhưng Ushakov lại đặc biệt chuyên tâm đến việc học. Ông đặc biệt chú tâm đến các môn học về tính toán, địa lý và lịch sử và luôn giành điểm số hàng đầu.
Năm 1765, Ushakov tốt nghiệp với cấp bậc trung úy, phục vụ trên một tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Baltic. Ushakov lênh đênh trên biển trong các chuyến hải trình từ căn cứ hải quân Kronstadt gần St.Petersburg đến cảng Arkhangelsk ở Biển Barents và Thụy Điển.
Vùng biển Baltic và Bắc Băng Dương khi đó rất khó di chuyển và được chứng minh là một bài kiểm tra thực sự đối với một sĩ quan trẻ tuổi như Ushakov.
Ông rất chịu khó lắng nghe các sĩ quan giàu kinh nghiệm khác, học cách sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt.
Năm 1768, chiến tranh nổ ra giữa đế quốc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen. Năm đó, Ushakov, 23 tuổi, được điều chuyển tới căn cứ hải quân Don Flotilla ở biển Azov, là thuyền trưởng một tàu chiến cỡ nhỏ thuộc Hạm đội Biển Đen.
Đây là lần đầu tiên Ushakov tham gia một chiến dịch quân sự trong cuộc đời binh nghiệp. Ông được giao nhiệm vụ bảo vệ các tàu hàng Nga hoạt động ở Địa Trung Hải.
Các kinh nghiệm hải chiến thuở ban đầu giúp Ushakov xây dựng kỹ năng chỉ huy. Ông tự mình phân tích các trận hải chiến để vạch ra chiến lược riêng.
Ushakov nhận ra sự khác biệt giữa phương thức tác chiến của hải quân Nga và hải quân phương Tây. Ở thời điểm đó, hải quân Anh và Pháp thường sử dụng chiến thuật “dàn hàng ngang”, trong đó tất cả tàu chiến cỡ lớn xếp thành hàng một để đồng thời khai hỏa về phía đối phương, tạo ra sức mạnh hỏa lực cao nhất.
Chiến lược này có một nhược điểm lớn, đó là khiến các thuyền trưởng và chỉ huy trở nên bị động. Thắng bại khi đó phụ thuộc vào việc bên nào sở hữu nhiều tàu pháo hơn và bắn chính xác hơn.
Người Thổ khi đó cũng rất chuộng kiểu chiến thuật này. Trong khi đó, các đô đốc hải quân Nga không ngừng suy nghĩ để tìm ra cách khắc chế “chiến thuật cố hữu của phương Tây”.
Giống như các tiền bối, Ushakov luôn sẵn sàng làm theo những phương pháp và chiến thuật mới.
Sau khi đế quốc Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 1783), Ushakovtham gia giám sát hoạt động xây dựng quân cảng ở Sevastopol. Ông cũng giám sát việc xây dựng cơ sở của hải quân ở thành phố Kherson.
Các binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Ushakov luôn hoàn thành nhiệm vụ bất chấp các đợt bùng phát dịch bệnh. Ông luôn đảm bảo rằng, có đủ bác sĩ để đối phó dịch bệnh và yêu cầu các chỉ huy quân sự học các kỹ thuật cơ bản của ngành y.
Theo báo Nga RBTH, không hoàn toàn phụ thuộc vào chiến thuật “dàn hàng ngang”, Ushakov mạnh dạn thay đổi đội hình chiến đấu, ứng biến linh hoạt khi cần thiết, tận dụng tối đa thế chủ động để khiến đối phương hoang mang, rơi vào cảnh hỗn loạn. Đến lúc đó, Ushakov mới tung đòn quyết định và giành thắng lợi quyết định.
Tàu chỉ huy của Ushakov không xuất hiện ở giữa đội hình chiến đấu như thông thường, mà luôn ở gần đối phương, ở bất cứ nơi nào diễn ra cuộc đụng độ quyết định.
Thủy thủ dưới quyền Ushakov không ít lần cảm kích trước bản lĩnh vững vàng, lòng dũng cảm và ý chí kiên cường của người chỉ huy.
“Ushakov luôn nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì ý chí chiến đấu. Ông biết cách truyền cảm hứng cho các thủy thủ và sĩ quan vượt qua mọi khó khăn và khiến họ phấn đấu vì một mục tiêu chung”, Phó Đô đốc Liên Xô, Yury Rall viết, theo RBTH.
Điểm nhấn trong sự nghiệp của Ushakov là ở giai đoạn chiến tranh Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lần hai (năm 1787 – 1791). Trong các cuộc hải chiến ở giai đoạn này, ông giành được không ít chiến thắng dù luôn bị đối phương áp đảo về số lượng.
Những thắng lợi của Ushakov nằm ở yếu tố bất ngờ và sử dụng chiến thuật mới không phổ biến vào thời điểm đó, theo RBTH. Ví dụ như ông mạo hiểm đưa chiến thuyền áp sát đối phương mà chưa chuyển đội hình từ hành quân sang chiến đấu.
Trong trận hải chiến gần đảo Fidonisi năm 1788, Ushakov biết đội tàu do mình chỉ huy lép vế hơn đối phương về hỏa lực. Ông tận dụng thời cơ, nhắm thẳng vào soái hạm Thổ Nhĩ Kỳ ở hàng đầu, điều mà người Thổ đã không lường trước.
Nhờ thắng lợi của Ushakov, bộ binh Nga chiếm thành công pháo đài Ochakov vào tháng 7.1788. Đến ngày 6.12.1788, hầu hết các pháo đài của quân Thổ trong khu vực đã rơi vào tay Nga.
Tháng 3.1790, Ushakov được bổ nhiệm làm Chuẩn Đô đốc, chỉ huy toàn bộ Hạm đội Biển Đen. Ngày 8.7.1790, hạm đội do Ushakov chỉ huy ngăn chặn thành công đợt tấn công đổ bộ của quân Thổ ở bán đảo Crimea. Hầu hết các tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ bị hư hại nặng.
Ngày 12.7.1790, Ushakov trở về Sevastopol trong tâm thế chiến thắng và được Nữ hoàng Nga Ekaterina II trọng thưởng. Ushakov cũng đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ trong hai trận hải chiến gần Tendrovo năm 1790 và ở Caliakria năm 1791.
Thắng lợi của Ushakov trên biển cùng chiến thắng của nguyên soái Aleksand Suvorov trên đất liền giúp đế quốc Nga kiểm soát hoàn toàn vùng ven biển phía bắc Biển Đen.
Sau chiến tranh Nga – Thổ lần hai, Ushakov được giao nhiệm vụ nâng cấp hạm đội. Năm 1793, ông được bổ nhiệm làm Phó Đô đốc.
5 năm sau, ông tham gia chiến dịch quân sự mới, với đối thủ mới là hải quân Pháp dưới thời hoàng đế Napoleon. Nga khi đó đồng ý liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ để cùng chống lại Pháp.
Tháng 8.1798, Ushakov rời Sevastopol với 6 tàu chiến cỡ lớn, 7 tàu cỡ nhỏ và 3 tàu trinh sát. Tổng số thủy thủ vào khoảng 2.000 người. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ huy động lực lượng hỗ trợ gồm 4 tàu cỡ lớn, 6 tàu cỡ nhỏ, 14 tàu pháo.
Từ ngày 28.9 – 5.11.1798, Ushakov đánh bại các hải đội Pháp làm nhiệm vụ bảo vệ các hải cảng chiến lược ở Địa Trung Hải, tham gia bao vây đảo Corfu – một trong những thành trì kiên cố của hạm đội Pháp.
Dưới thời Napoleon, đảo Corfu biến thành một pháo đài vững chắc, là tiền đồn của Pháp ở Địa Trung Hải. Phối hợp với bộ binh, Ushakov từng bước chiếm các đảo nhỏ và cuối cùng buộc tướng Pháp Louis Jean Chabot lên tàu ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện.
Theo các sử gia Nga, chiến thắng ở Corfu là nhờ khả năng đánh giá chiến thuật và ứng biến của Ushakov. Đây được coi là một trong những trận hải chiến, đổ bộ chiếm đảo nổi bật nhất trong lịch sử. Sau trận này, Ushakov được thăng hàm Đô đốc.
Dưới thời Sa hoàng Nga Alexander I, Đô đốc Ushakov có số phận giống như một số tướng lĩnh hàng đầu khác, bị thất sủng và buộc phải nghỉ hưu. Năm 1807, ông rời quân ngũ và chuyển tới sống ở một nơi yên bình cách Moscow 500km về phía đông. Ông cự tuyệt lời đề nghị của Sa hoàng để quay lại chiến đấu khi Napoleon phát động chiến dịch chinh phạt Nga năm 1812.
10 năm cuối đời, ông thường xuyên đến cầu nguyện tại một nhà thờ lân cận và cuối cùng được an táng ở nhà thờ.
Để ghi nhận công lao và cuộc đời ngoan đạo của ông, năm 2000, nhà thờ Chính thống giáo Nga đã đưa Fyodor Ushakov vào danh sách các vị Thánh được tôn kính. Kể từ năm 2004, Ushakov được coi là vị Thánh bảo trợ của hải quân Nga.
_________________________
Trong Thế chiến 2, Nguyên soái Georgy Zhukov nổi tiếng là vị tướng kiệt xuất nhất của Liên Xô. Điều gì khiến Zhukov khác biệt so với các tướng lĩnh Liên Xô ở thời kỳ đó? Mời độc giả đón đọc bài kỳ 3 xuất bản 19h ngày 4.7 trên mục Thế giới.
Theo: danviet.vn
https://danviet.vn/do-doc-nga-duy-nhat-duoc-phong-thanh-chua-tung-de-mat-mot-tau-chien-50202237185925731.htmTIN LIÊN QUAN
Trong lịch sử Nga, có rất nhiều danh tướng được nhà thờ Chính thống giáo Nga phong thánh nhờ đóng góp cho đất nước. Nhưng chỉ có duy nhất một Đô đốc hải quân nhận được vinh dự này.
03/07/2022
Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.
20/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021