Công nghiệp Nga và WTO
Những kinh nghiệm của Nga trong năm đầu tiên tham gia Tổ chức thương mại thế giới cho thấy rằng, quy chế thành viên WTO không bảo đảm ngay lập tức xóa bỏ các rào cản với các thứ hàng xuất khẩu từ Nga. Nhiều quốc gia cố gắng bảo vệ các nhà sản xuất của mình và hành động trái với các quy tắc. Đứng số 1 về các biện pháp bảo hộ là Liên minh châu Âu, tiếp theo là Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc. Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Quốc tế Vladimir Salamatov cho biết: “Các biện pháp bảo hộ trước hết được áp dụng đối với công nghiệp hóa chất, luyện kim, công nghiệp ống lăn và những ngành công nghiệp khác. Sau khi xem xét lại quy tắc năng lượng mà EU áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm của chúng tôi, sẽ loại bỏ một số biện pháp phân biệt đối xử trong tổng số 79 biện pháp được xác minh. Nhiệm vụ của các nhà kinh doanh là nêu vấn đề, điều tra, chuẩn bị hồ sơ. Còn chính phủ phải thực hiện các bước đi pháp lý trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới”.
Nếu nói về thị trường nội địa, thì theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga, những dự đoán tiêu cực không thành thực tế. Trong thời gian một năm tham gia WTO, khối lượng hàng hoá nhập khẩu từ các nước ngoài chỉ tăng thêm không quá 3%. Có nghĩa là, đã không xảy ra hiện tượng gia tăng mạnh mẽ khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nga sau khi gia nhập WTO. Chỉ có một vài ngành cảm nhận thấy hậu quả của bước đi này. Theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga, sau một năm tham gia WTO, 86 % doanh nghiệp Nga không thấy thay đổi nào. Đồng thời, yếu tố này xúc tiến các công ty Nga suy nghĩ về nâng cao tính hiệu quả. Chủ tịch Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga Aleksandr Shokhin cho biết: “Nhiều công ty Nga cho rằng, quy chế thành viên WTO đòi phải thực hiện những thay đổi, chẳng hạn, trong chính sách nhân sự, nâng cao trình độ của người lao động. 70 % công ty ghi nhận rằng, sau khi gia nhập WTO, sự cạnh tranh đã tăng lên”.
Một số ngành công nghiệp có nhu cầu về các biện pháp hỗ trợ. Ví dụ, công nghiệp luyện kim, chế tạo kỹ thuật nông nghiệp và ngành nông nghiệp. Đến năm 2020, Nga có một số ưu đãi để các ngành công nghiệp thích nghi với thị trường tự do.
Hiện nay, nhà nước hỗ trợ một số ngành kinh tế, bù đắp một phần chi phí lãi tiền vay vốn. Để hỗ trợ ngành chế tạo máy, nhà nước có thể tăng thuế đối với các sản phẩm máy móc kỹ thuật đến mức tối đa được quy định trong cam kết của Nga khi gia nhập WTO. Các chuyên gia đề nghị áp dụng các quy tắc kỹ thuật khi đánh giá chất lượng các sản phẩm nhập khẩu.
TIN LIÊN QUAN
Hãng Lada của Nga đã buộc phải giới thiệu một phiên bản "Classic" của chiếc Granta chỉ vì thiếu linh kiện cần thiết.
18/06/2022
Ngành bán dẫn toàn cầu hầu như không gặp điều kiện nào thuận lợi trong vài năm trở lại đây.
18/06/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 16/6 cho biết Gazprom và tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã ký thỏa thuận kỹ thuật về việc cung cấp khí đốt qua tuyến Viễn Đông.
16/06/2022
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.
16/06/2022
Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý 1/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý 4/2021.
16/06/2022
Đại sứ Nga tại EU cho biết đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 - cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu qua biển Baltic - có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động do quá trình sửa chữa các tuabin tại Canada.
16/06/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương LB Nga cho biết, hơn 1.000 máy bay sẽ được chuyển giao phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng cho các hãng hàng không Nga từ nay đến năm 2030.
16/06/2022
Giá trị đồng ruble tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần so với đồng USD và Euro, điều bắt đầu khiến các nhà hoạch định chính sách Nga lo lắng.
14/06/2022
Bộ Năng lượng Nga đã thúc giục các công ty khai thác dầu mở rộng số lượng các mỏ bị đánh thuế theo thuế lợi nhuận vượt mức (EPT). EPT là loại thuế được hình thành để chuyển việc đánh thuế dầu dựa trên doanh thu sang một loại thuế dựa trên lợi nhuận.
14/06/2022
Ngôi sao nhạc pop Emin Agalaro nói với hãng truyền thông RBC của Nga rằng, việc mất đi những nhãn hàng thuê mặt bằng chủ chốt có thể khiến các trung tâm mua sắm ngừng hoạt động hoàn toàn.
14/06/2022