Những chiếc 'vòng kim cô' đang kiềm chế tăng trưởng kinh tế Nga
Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý 1/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý 4/2021.
Theo tờ Liên hợp buổi sáng, tính đến nay, hai sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế thế giới và biến động tỷ giá hối đoái của các nước là xung đột Nga-Ukraine và việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất ngày 16/3.
Nhiều quỹ đầu tư và đầu cơ quốc tế đã nhanh chóng lao vào đầu cơ tỷ giá hối đoái và hàng hóa chiến lược, khiến dòng tiền hỗn loạn, trong đó nổi bật nhất là biến động trên thị trường tài chính Nga, vốn được coi là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. Nền kinh tế ảo luôn phản ứng nhanh hơn so với nền kinh tế thực.
Những tác động và ảnh hưởng qua lại
Ngày 24/2, chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Moskva mở cửa ở mức thấp vào đầu phiên, sau khoảng 2 tiếng đã phải tạm ngừng giao dịch, sau đó thị trường tiếp tục sụt giảm với biên độ hơn 40% sau khi khởi động giao dịch trở lại. Một chỉ số quan trọng khác là chỉ số chứng khoán của hệ thống giao dịch thương mại được định giá bằng đồng USD cũng giảm gần 50%.
Để phản ứng, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đã kịp thời cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống ngân hàng, để tránh rơi vào kịch bản rất nhiều công ty niêm yết trên thị trường nhanh chóng phá sản. Sau những nỗ lực của các bên, chỉ số chứng khoán của Nga đã phục hồi từ mức thấp nhất là chưa đến 600 điểm hồi cuối tháng Hai lên mức cao nhất là hơn 1.300 điểm vào cuối tháng Năm.
Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh đã phát động các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, khiến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ ruble giảm mạnh từ 76,76 ruble đổi 1 USD vào ngày 21/2 xuống còn 120,37 ruble đổi 1 USD vào ngày 10/3.
Cuối tháng Ba, Nga công bố "lệnh thanh toán bằng đồng ruble," yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" với Nga phải sử dụng đồng tiền này để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên kể từ ngày 1/4.
Điều này đồng nghĩa với việc các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) phải mở hai tài khoản ngoại tệ và ruble ở ngân hàng công nghiệp khí đốt tự nhiên của Nga (GazpromBank), các nhà nhập khẩu EU có thể gửi euro và USD vào tài khoản, sau đó chuyển đổi sang ruble tại ngân hàng để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên.
Các số liệu cho thấy Mỹ đã yêu cầu các nước châu Âu không nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, trong khi một số công ty của Mỹ lại nhập khẩu với số lượng lớn. Nhu cầu mua ruble bùng nổ, tỷ giá hối đoái của đồng ruble cũng tăng nhanh.
Ngày 20/5, tỷ giá hối đoái của đồng ruble so với đồng USD đã vượt ngưỡng 59 ruble đổi 1 USD, chạm mức tối thiếu 58,75 ruble đổi 1 USD. Đây là tỷ giá thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 4/2018.
Trong khi đó, lần đầu tiên tỷ giá hối đoái ruble/euro vượt ngưỡng 61 ruble đổi 1 euro là vào tháng 4/2017. Điều này có là tỷ giá đồng ruble so với đồng USD đã đạt mức cao nhất trong 4 năm và tỷ giá của ruble so với đồng euro đạt mức cao nhất trong 5 năm. Kết quả là trong khi các đồng tiền khác như yen, nhân dân tệ và euro… liên tục mất giá so với USD, thì ngược lại, đồng ruble lại tăng giá nhiều nhất.
Xét từ góc độ nền kinh tế thực của Nga, căng thẳng Nga-Ukraine và việc Mỹ tăng lãi suất đã ảnh hưởng tương đối lớn đến nước này. Nga phụ thuộc nghiêm trọng vào nhập khẩu thiết bị sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, cũng như xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và một số hàng hóa chiến lược. Mặc dù trao đổi kinh tế- thương mại mật thiết với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ…, nhưng quan hệ kinh tế-thương mại với châu Âu và Mỹ chặt chẽ hơn.
Do đó, việc áp dụng các biện pháp cực đoan như đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga đã gây ra tác động ngay lập tức đối với nền kinh tế nước này. Ngày 16/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng có một số biện pháp trừng phạt Nga là không hợp pháp, nhưng thời điểm xóa bỏ vẫn rất khó nói. Chỉ cần Mỹ và EU không từ bỏ "cây gậy" trừng phạt, tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đối diện với nhiều "vòng kim cô." Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không rơi vào tình cảnh ngặt nghèo giống như thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái nhưng sự tác động và ảnh hưởng qua lại là vấn đề hiển nhiên.
Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý 1/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý 4/2021. BoR dự báo sản lượng kinh tế năm nay sẽ giảm 8%-10%, giảm 3% vào năm 2023. Thậm chí đến năm 2025, nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 2,5-3,5%. BoR nhấn mạnh môi trường bên ngoài đối với kinh tế Nga vẫn còn nhiều thách thức. Điều này sẽ hạn chế đáng kể các hoạt động kinh tế.
Triển vọng kinh tế trong dài hạn
Để ngăn chặn nền kinh tế thực tiếp tục trượt dốc, Nga đã áp dụng nhiều biện pháp. Một là mở rộng xuất khẩu. Phần lớn các nước châu Âu chấp nhận sử dụng đồng ruble để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên, mặc dù xuất khẩu suy giảm chút ít do các lệnh trừng phạt và yếu tố mùa vụ, nhưng nhu nhập lại tăng đáng kể do giá cả đi lên. Xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ… tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Hai là chuyển đổi kinh tế. Việc một số doanh nghiệp Mỹ, châu Âu đã rút lui và thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga đã mang lại không gian phát triển cho các doanh nghiệp của Nga hoặc doanh nghiệp của các nước khác. Chính phủ Nga đã khuyến khích doanh nghiệp Nga đầu tư vào các quốc gia thân thiện để mở rộng không gian phát triển.
Do thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tăng mạnh nên thu ngân sách của Chính phủ Nga tăng nhanh trong 4 tháng đầu năm, chi ngân sách chính phủ tăng hơn 25%, quy mô kích thích tài khóa đạt mức kỷ lục 8.000 tỷ ruble, với một trong những phương hướng ưu tiên là hỗ trợ xuất khẩu. BoR đã cho phép các công ty nước này đăng ký vốn đầu tư vào các quốc gia thân thiện. Do đó, xét về góc độ ngắn hạn, kinh tế Nga vẫn có trụ đỡ tương đối mạnh.
Tuy nhiên, xét về góc độ trung hạn, dự báo của BoR về sự suy giảm của nền kinh tế có cơ sở nhất định. Một là cuộc xung đột đang diễn ra tiếp tục làm tiêu hao sức mạnh quốc gia của Nga. Mỹ đã thông qua Đạo luật viện trợ Ukraine trị giá hơn 40 tỷ USD chính là muốn sử dụng thêm một "mũi dùi" hướng vào Nga.
Hai là nhiều nước EU đang thúc đẩy kế hoạch tách rời Nga, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu chắc chắn sẽ không ngừng sụt giảm. Ba là, trong thời kỳ giá dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hàng hóa chiến lược tăng cao, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng sẽ không nhập khẩu số lượng lớn từ Nga.
Bốn là dự trữ ngoại hối của Nga suy giảm và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế bị cản trở chắc chắn sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế thực. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế không phải là chuyện một sớm một chiều.
Tuy nhiên nếu xét về góc độ dài hạn, kinh tế Nga vẫn sẽ đi trên quỹ đạo tích cực. Một là Nga kiểm soát quyền chủ động trong cuộc xung đột với Ukraine.
Hai là Nga đã duy trì quan hệ kinh tế-thương mại tốt đẹp trong thời gian dài với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông, Trung Á…. Do đó, hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên và nhiều mặt hàng chiến lược là hợp đồng được ký kết dài hạn và ổn định.
Bên cạnh đó, Nga vẫn có khả năng cung cấp các hàng hóa mà nhiều nước trên thế giới cần như lương thực, phân bón hóa học…, chính sách phi USD hóa có thể giúp đồng ruble trở thành đồng tiền mạnh./.
Theo: VietnamPlus
https://www.vietnamplus.vn/nhung-chiec-vong-kim-co-dang-kiem-che-tang-truong-kinh-te-nga/794335.vnpTIN LIÊN QUAN
Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý 1/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý 4/2021.
16/06/2022
Đại sứ Nga tại EU cho biết đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 - cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu qua biển Baltic - có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động do quá trình sửa chữa các tuabin tại Canada.
16/06/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương LB Nga cho biết, hơn 1.000 máy bay sẽ được chuyển giao phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng cho các hãng hàng không Nga từ nay đến năm 2030.
16/06/2022
Giá trị đồng ruble tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần so với đồng USD và Euro, điều bắt đầu khiến các nhà hoạch định chính sách Nga lo lắng.
14/06/2022
Bộ Năng lượng Nga đã thúc giục các công ty khai thác dầu mở rộng số lượng các mỏ bị đánh thuế theo thuế lợi nhuận vượt mức (EPT). EPT là loại thuế được hình thành để chuyển việc đánh thuế dầu dựa trên doanh thu sang một loại thuế dựa trên lợi nhuận.
14/06/2022
Ngôi sao nhạc pop Emin Agalaro nói với hãng truyền thông RBC của Nga rằng, việc mất đi những nhãn hàng thuê mặt bằng chủ chốt có thể khiến các trung tâm mua sắm ngừng hoạt động hoàn toàn.
14/06/2022
Sàn giao dịch lớn nhất nước Nga Moskva Exchange cho biết quyết định ngừng giao dịch đồng franc Thụy Sĩ với đồng ruble và đồng USD từ 14/6 sau khi Thụy Sĩ thông qua biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
14/06/2022
Điện Kremlin nói Nga đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do làn sóng trừng phạt, song khẳng định mọi nỗ lực cô lập Moskva là "vô vọng".
14/06/2022
Báo Độc lập (Nga) số ra mới đây có bài viết cho biết theo giải thích của Ngân hàng trung ương Nga (BoR), việc thiếu các mặt hàng nhập khẩu quan trọng sẽ tác động đến việc tăng giá trong nước.
14/06/2022
Các quan chức Mỹ được cho là đang khuyến khích các công ty nhập khẩu phân bón tăng cường mua hàng từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong nước.
14/06/2022