Đàm phán xuất khẩu ngũ cốc đạt kết quả, Nga và Ukraine nhất trí lập trung tâm điều phối ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Hãng tin RT (Nga) và kênh DW (Đức) cho biết Moskva và Kiev đã nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối chung” các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và đặt trụ sở tại Istanbul.
Phát biểu với báo giới sau cuộc đàm phán bốn bên gồm Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar của nước chủ nhà cho biết trung tâm này sẽ có đại diện của tất các các bên.
Ông Hulusi Akar nêu rõ: “Các bên đã đạt được một thỏa thuận liên quan tới các vấn đề kỹ thuật như kiểm soát chung tại các điểm đến và vấn đề an toàn hàng hải trên các tuyến đường vận chuyển. Ông cho biết thêm phái đoạn Nga và Ukraine sẽ gặp lại nhau vào tuần tới ở Thổ Nhĩ Kỳ” để xem xét các chi tiết một lần nữa.
Kênh truyền hình CNN tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đưa tin các phái đoàn quân sự của Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ cùng các quan chức của Liên hợp quốc (LHQ) đã nhóm họp tại thành phố Istanbul trong ngày 13/7, bắt đầu vòng đàm phán mới về việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ cảng Odesa bên bờ Biển Đen. Đây là cuộc họp đầu tiên có sự tham dự trực tiếp của các quan chức Nga và Ukraine kể từ ngày 29/3.
Thổ Nhĩ Kỳ đang phối hợp với LHQ để thúc đẩy các bên đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết tình trạng giá cả các mặt hàng như ngũ cốc, dầu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
Theo các nhà ngoại giao, vòng đàm phán trên sẽ thảo luận việc các tàu, thuyền của Ukraine dẫn đường cho các tàu chở ngũ cốc vào và ra khỏi khu vực cảng có mìn, các bên xung đột nhất trí ngừng bắn trong khi các tàu, thuyền chở ngũ cốc di chuyển, còn Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự hỗ trợ của LHQ có nhiệm vụ kiểm tra các tàu, thuyền nhằm giải quyết mối quan ngại của Moskva về việc có thể buôn lậu vũ khí.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Pyotr Ilyichev, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nhấn mạnh Nga sẵn sàng tạo điều kiện cho các tàu, thuyền thương mại nước ngoài tham gia hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, tuy nhiên Moskva muốn kiểm tra và giám sát các tàu, thuyền này để tránh trường hợp buôn lậu vũ khí. Trong khi đó, hãng tin RIA dẫn lời một nguồn tin ngoại giao khác cho biết phía Nga còn muốn hủy bỏ những trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.
Nga và Ukraine là những nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới. Cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang làm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc, gia tăng nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều nước trên thế giới.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết tại Ukraine hiện vẫn còn 18 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của mùa vụ năm ngoái tồn đọng trong các kho chứa, trong khi quốc gia này dự kiến sẽ thu được 60 triệu tấn nữa vào mùa vụ năm nay. Nếu không xuất khẩu được số ngũ cốc tồn đọng, Ukraine có nguy cơ bị thiếu kho chứa để bảo quản ngũ cốc.
Theo: baotintuc.vn
https://baotintuc.vn/the-gioi/dam-phan-xuat-khau-ngu-coc-dat-ket-qua-nga-va-ukraine-nhat-tri-lap-trung-tam-dieu-phoi-o-tho-nhi-ky-20220714012237241.htmTIN LIÊN QUAN
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
13/07/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới.
13/07/2022
Ông Didier Reynders, ủy viên tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), cho biết khối này đã đóng băng số tài sản trị giá 13,8 tỉ USD của Nga kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra vào ngày 24-2.
12/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tính đến ngày 1/7, dự trữ ngoại tệ của Nga đã lên tới 586,8 tỷ USD.
09/07/2022
Trong những tuần gần đây, Nga đã cắt giảm tới 60% lượng khí đốt cung cấp sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, dưới biển Baltic, với lý do các vấn đề kỹ thuật.
09/07/2022
Công ty Pertamina (Indonesia) và Rosneft (Nga) đang thúc đẩy dự án xây dựng nhà máy lọc dầu nói trên ở tỉnh Đông Java để sản xuất nhiên liệu và nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp hóa dầu.
06/07/2022
Việc đình chỉ hoạt động trung chuyển là cần thiết do các vấn đề kỹ thuật được cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng Rospotrebnadzor phát hiện.
06/07/2022
Đây là một trong những phát hiện lớn nhất từ trước đến nay ở Nga, tập đoàn dầu khí Rosneft cho biết.
04/07/2022
Chính phủ Nga đã bổ sung ngũ cốc, dầu hướng dương và bột chiết xuất vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu phải được thanh toán bằng đồng rúp. Nghị quyết về vấn đề này đã được phê chuẩn vào hôm qua (1/7).
02/07/2022