Đòn trừng phạt của Nga đã giáng mạnh vào đầu tầu kinh tế Đức
Một nhóm vận động hành lang đại diện cho các công ty Đức kinh doanh ở Đông Âu than phiền rằng, các biện pháp cấm nhập khẩu đã làm trì hoãn hoạt động phân phối cấu kiện máy móc của Đức.
Xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 15,5% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Ukraine giảm 32%, theo các số liệu chính thức.
Giá trị sụt giảm xuất khẩu sang Nga tương đương 2,8 tỷ euro, trong khi kim ngạch xuất khẩu vào Ukraine giảm 880 triệu Âu kim.
Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Đức, nhưng Ủy ban Quan hệ kinh tế Đông Âu của nước này nói rằng, xu hướng tiêu cực trong xuất khẩu đã đe dọa 50.000 việc làm ở Đức.
Và dù hầu hết các nhà kinh tế tin rằng, xu hướng giảm xuất khẩu của Đức chỉ là tạm thời, nhưng những căng thẳng với Nga đã làm tăng mức độ không chắc chắn về cơ hội hồi phục trong nửa cuối năm 2014.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã thừa nhận hôm thứ Hai rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Tây Ban Nha gần đây, bà Merkel nói rằng: “Đang có một vài biến động mà tôi không muốn che đậy. Toàn bộ tình hình Ukraine - Nga cho thấy, chúng ta dĩ nhiên đang có một lợi ích lớn trong các quan hệ quốc tế cần phải xây dựng lại”.
Niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Đức đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp, theo số liệu được công bố hôm thứ Hai. Điều này phần nào phản ánh bức tranh kinh tế ảm đạm ở khu vực đồng euro.
Những căng thẳng với Nga đã đóng góp vào 0,2% sụt giảm sản lượng kinh tế của khu vực trong quý II, lần đầu tiên kể từ cuối năm 2012.
Giới chủ công nghiệp Đức cũng đồng ý về sự cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ hơn đối với Nga sau vụ máy bay MH17 bị bắt rơi. Nhưng hậu quả của các biện pháp trừng phạt đang được nhân lên, và các lãnh đạo doanh nghiệp lại phải kêu gọi kiềm chế.
Eckhard Cordes, Chủ tịch Ủy ban miền Đông và là cựu CEO của nhà bán lẻ Metro, nói rằng: “Chủ đề về các biện pháp trừng phạt vào mùa xuân đã đầu độc các nền kinh tế vốn còn yếu ớt ở EU và Nga. Mọi thứ phải làm bây giờ là đảm bảo chúng ta sẽ không bị lôi kéo sâu hơn vào vòng xoáy trừng phạt”.
Theo http://tinnhanhchungkhoan.vn
TIN LIÊN QUAN
2/3 smartphone mới bán ra tại Nga là của các thương hiệu Trung Quốc, cho thấy tác động của cuộc chiến với Ukraine đến thị trường tiêu dùng trong nước.
30/06/2022
Từ ngày 1 tháng 7, người dân Nga sẽ có thể chuyển tới 1 triệu đô la mỗi tháng hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác vào tài khoản của họ ở một ngân hàng nước ngoài hoặc cho một người khác ở nước ngoài, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Trên đồng một trăm rúp mới có hình ảnh mô tả Tháp Spasskaya và Đài tưởng niệm Người lính Xô Viết Rzhev.
30/06/2022
Các nước G7 (Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý) cam kết rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả chống lại Nga, sẽ không ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực. Reuters dẫn tin từ tuyên bố của các nhà lãnh đạo của G7 vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
28/06/2022
Gazprom đã nối lại nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí TurkStream sau khi hoàn thành bảo trì hằng năm theo lịch trình, công ty cho biết hôm thứ Hai 27/6.
28/06/2022
Điện Kremlin tuyên bố Nga đã trả nợ và không có căn cứ nào để nói nước này vỡ nợ.
27/06/2022
Ấn Độ tăng mua dầu thô giá rẻ Nga khi nguồn năng lượng này mang lại lợi ích lớn về kinh tế vĩ mô, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ EU.
27/06/2022
Ngày 26.6, bốn nước G7 đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga, đánh dấu động thái mới trong nỗ lực phong toả kinh tế của nước này vì chiến sự tại Ukraine.
26/06/2022