Vietnews.ru
Kinh tế

Giá lúa mì lập kỷ lục cao của 23 tháng bởi Nga cấm xuất khẩu

08/08/2010 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Theo nguồn tin Bloomberg, giá lúa mì trên thị trường Chicago đã lập kỷ lục cao chưa từng có trong vòng 23 tháng bởi Nga, nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới, cấm xuất khẩu do hạn hán tồi tệ nhất trong vòng ít nhất nửa thế kỷ qua đang xảy ra ở quốc gia này.

Tại cuộc họp ngày 5/8 tại Moscow, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết do hạn hán và cháy rừng, giá lúa mì trên thị trường Nga đã tăng 19% chỉ trong một tuần qua, nhanh hơn so với lúc đỉnh điểm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008.

Cũng trong ngày 5/8, Chính phủ Nga đã ký quyết định cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch, mạch đen, ngô và bột mì, bắt đầu từ 15/8/2010, kéo dài tới 31/12/2010.

Những vấn đề ở Nga, cùng với thời tiết khô hạn ở Kazakhstan, Ucraina và Liên minh Châu Âu, và lũ lụt ở Canada đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng, đẩy giá lúa mì tại Chicago tăng tới 92% kể từ 9/6/2010 tới nay, tức là trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Theo Trung tâm thời tiết quốc gia Nga, hạn hán tại nước này đang đe doạ việc gieo trồng lúa mì vụ đông và gây thiệt hại tới nhiều cây trồng khác trong đó có củ cải đường, khoai tây và ngô.

Ngày 5/8/2010, giá lúa mì tại Chicago có lúc đạt 8,155 USD/bushel, mức cao chưa từng có kể từ tháng 8/2008. Lúa mì đã từng lập kỷ lục 13,495 USD/bushel vào tháng 2/2008, góp phần gây bạo loạn trên khắp thế giới bởi tình trạng giá lương thực leo thang.

Tại Paris ngày 5/8, giá lúa mì kỳ hạn tháng 11 đã tăng 7% đạt 225 Euro/tấn hay khoảng 8,04 USD/bushel.

Chris Yoo, một trong các lãnh đạo của công ty Sam sung Futures Inc. ở Seoul nhận định: “Giá lúa mì có thể tiếp tục tăng tới cuối tháng 8”, và “Người tiêu dùng chắc chắn sẽ chuyển sang sử dụng lúa gạo”.

Cũng trong ngày 5/8, giá gạo kỳ hạn tháng 11 tại Chicago tăng 2,7% đạt 11,60 USD/100 lb, sau khi đạt 11,78 USD, mức cao nhất kể từ 28/5/2010. Vào cuối tháng 6, giá gạo giao dịch ở mức 9,685 USD/100 lb, còn ở thời điểm khủng hoảng lương thực năm 2008, giá gạo là 25,07 USD/100 lb.

Tại cuộc họp của Chính phủ, ông Putin nói rằng Nga “có đủ” ngũ cốc dự trữ, “song chúng tôi phải đề phồng trường hợp giá trên thị trường nội địa tăng mạnh, và phải duy trì đàn gia súc gia cầm, đồng thời duy trì dự trữ”. Ông cũng đã đề nghị Kazakhstan và Belarus xem xét cùng tham gia việc cấm xuất khẩu ngũ cốc.

Các hợp đồng xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ bị huỷ bỏ. Chính phủ đã cấm các thương gia, bao gồm cả công ty International Grain Co., chi nhánh ở Nga của công ty Glencore International AG. Bởi lệnh cấm này, các thương gia Nga sẽ thông báo huỷ các hợp đồng đã ký với lý do bất khả kháng.

Các công ty Nga có thể sẽ huỷ việc giao khoảng 600.000 tấn lúa mì cho Ai Cập. Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến nước này sẽ mua 9,3 triệu tấn lúa mì trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 năm tới.

Theo USDA, Nga sẽ xuất khẩu 15 triệu tấn lúa mì trong khoảng thời gian đó, chỉ sau Mỹ, EU và Canada, và bằng khối lượng xuất khẩu của Australia.

Tom Puddy, người quản lý việc marketing lúa mì của công ty CBH Group ở Perth dự báo việc Nga cấm xuất khẩu có thể làm gia tăng nhu cầu lúa mì Australia.

Vào năm 2008, chi phí thực phẩm đã tăng lên mức kỷ lục cao bởi một số nước xuất khẩu hạn chế xuất bởi thiếu cung ngay trên thị trường nội địa. Hiện nay chỉ số giá thực phẩm của Liên Hiệp Quốc đã giảm 22% so với mức đỉnh cao tháng 6/2008, song đã cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lo ngại sản lượng lúa mì giảm nhiều hơn dự kiến có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực mới ngay lúc này, theo dự báo của FAO.

Giá lúa mì tăng có thể làm gia tăng lạm phát, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, gây khó khăn cho các ngân hàng trung ương trong việc hạn chế giá ngũ cốc tăng, và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sự hồi phục kinh tế thế giới.

Trong báo cáo công bố hôm 29/7, Uỷ ban Ngũ cốc Quốc tế cho biết dự trữ lúa mì thế giới đã giảm 2,5% xuống 192 triệu tấn ở thời điểm tháng 6 vừa qua do thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới triển vọng sản lượng ở Nga, Kazakhstan, Ukraine và EU, trái với dự báo dự trữ tăng đưa ra trước đây.

Theo tinkinhte.com


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới chức trách khu vực Kherson của Ukraine do Moscow kiểm soát ngày 23/5 thông báo đồng ruble trở thành đơn vị tiền tệ chính thức cùng với đồng hryvnia của Ukraine.

Kinh tế,

23/05/2022

Từ ngày 28 tháng 2, Bộ Tài chính Nga bắt buộc các nhà xuất khẩu của Nga phải bán 80% nguồn thu nhập ngoại hối, vốn được cho là để hỗ trợ đồng rúp. Hiện giờ, do sự ổn định của đồng tiền quốc gia, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 50%.

Kinh tế,

23/05/2022

Chính phủ Ba Lan vừa thông báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga trước khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào cuối năm 2022.

Kinh tế,

23/05/2022

Trong quý đầu tiên của năm 2022, lượng điện thoại nút bấm nhập vào Nga đã tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 3,5 triệu chiếc, theo hãng thông tấn RBC dựa trên tham khảo báo cáo của trung tâm phân tích GS Group.

Kinh tế,

23/05/2022

Nga có thể đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD từ tiền bán khí đốt cho châu Âu trong năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.

Kinh tế,

20/05/2022

Đồng tiền của Nga đã tiếp tục củng cố vị thế, tăng lên mức cao nhất trong 4 năm so với đồng USD và đạt mức cao nhất trong 7 năm so với đồng euro vào ngày 20/5.

Kinh tế,

20/05/2022

Bộ Phát triển Kinh tế Nga vừa đưa ra bản dự báo kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể cho năm 2022.

Kinh tế,

19/05/2022

Phó thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty có hợp đồng khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom đã mở tài khoản bằng đồng ruble.

Kinh tế,

19/05/2022

Nhu cầu sụt giảm, cuộc khủng hoảng hậu cần, linh kiện ô tô tại thị trường Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine là câu chuyện báo chí tuần này.

Kinh tế,

17/05/2022

Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.

Kinh tế,

08/05/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022