Doanh thu khí đốt của Nga có thể vượt 100 tỷ USD
Nga có thể đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD từ tiền bán khí đốt cho châu Âu trong năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
Theo Sputnik, con số được nhà báo Vincent Colin trên tờ Les Echos của Pháp trích dẫn dữ liệu phân tích từ công ty Citi.
Cụ thể, theo Colin, bất chấp “các lệnh trừng phạt, tuyên bố hung hăng và hứa hẹn về một lệnh cấm vận”, các quốc gia thành viên EU đang thanh toán 200 triệu USD cho công ty dầu khí Nga Gazprom mỗi ngày.
“Nhờ giá cả tăng vọt, Nga sẽ nhận được 100 tỷ USD với lượng khí đốt giao cho châu Âu trong năm nay, gần gấp đôi so với trước đây, khi giá đã ở mức cao. Đó là chưa tính đến doanh thu từ dầu mỏ, than đá và các nguyên liệu thô khác", nhà báo nói.
Colin cho rằng Nga đã “thắng vòng đầu tiên” trong “trận chiến năng lượng”.
Sau khi Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Moskva, đồng thời đưa ra lời kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga. Động thái được cho là làm trầm trọng thêm tình hình giá khí đốt vốn đã tăng vọt. Sau đó, Nga yêu cầu “các nước không thân thiện” phải trả tiền khí đốt bằng đồng rúp.
Ngay cả khi EU bắt đầu mua ít khí đốt hơn, việc tăng giá sẽ bù lại số đơn hàng sụt giảm, theo Colin.
Vào đầu tháng 3, EU (thường nhận khoảng 40% khí đốt tự nhiên từ Nga) đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào Nga trong năm 2022.
Sau khi Mỹ và Anh cấm khai thác dầu của Nga vào tháng 3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, ngày 4/5 đã đề xuất gói trừng phạt thứ sáu, cần được các nước thành viên nhất trí thông qua mới có hiệu lực. Một trong những đề xuất của gói được cho là cấm nhập khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên, các quốc gia như Hungary và Slovakia đã yêu cầu miễn trừ vì chưa sẵn sàng chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng sớm như vậy.
Để đáp trả các lệnh trừng phạt, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu khí đốt cho các quốc gia “không thân thiện” phải được thanh toán bằng đồng rúp.
Khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp với ngân hàng Gazprombank, tuân theo các quy tắc thanh toán mới, Phó Thủ tướng Alexander Novak của nước này cho biết vào ngày 19/5.
“Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ thấy danh sách cuối cùng những người đã trả bằng đồng rúp và những người từ chối trả tiền", ông Novak nói.
Theo: VTC News
https://vtc.vn/doanh-thu-khi-dot-cua-nga-co-the-vuot-100-ty-usd-ar678006.htmlTIN LIÊN QUAN
Nga có thể đạt doanh thu kỷ lục 100 tỷ USD từ tiền bán khí đốt cho châu Âu trong năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
20/05/2022
Đồng tiền của Nga đã tiếp tục củng cố vị thế, tăng lên mức cao nhất trong 4 năm so với đồng USD và đạt mức cao nhất trong 7 năm so với đồng euro vào ngày 20/5.
20/05/2022
Bộ Phát triển Kinh tế Nga vừa đưa ra bản dự báo kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể cho năm 2022.
19/05/2022
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty có hợp đồng khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom đã mở tài khoản bằng đồng ruble.
19/05/2022
Nhu cầu sụt giảm, cuộc khủng hoảng hậu cần, linh kiện ô tô tại thị trường Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine là câu chuyện báo chí tuần này.
17/05/2022
Sau khi bị đình chỉ, tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga là Gazprom đã quyết định sử dụng cơ sở hạ tầng trên đất liền của dự án đường ống Nord Stream 2 để cấp khí đốt cho vùng tây bắc nước này.
08/05/2022
Ngày 6/5, Bộ Công Thương Liên bang Nga đã phê duyệt danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu song song vào Nga. Trong số đó có danh sách bao gồm hơn 50 thương hiệu ô tô.
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
05/05/2022
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới.
05/05/2022
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
05/05/2022