Giáo sư Nga: "Phép màu Việt Nam" do con người tạo ra, VN còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tăng trưởng
Theo vị Giáo sư Nga, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự đạt được "điều thần kỳ".

Tờ New York Times (Mỹ) ngày 13/10 đã đăng tải bài viết có tiêu đề "Is Vietnam the Next ‘Asian Miracle’?" (tạm dịch: Việt Nam có phải là "điều thần kỳ châu Á" tiếp theo?); trong đó tác giả của bài viết đã đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam, và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một "điều thần kỳ" mới về kinh tế ở khu vực châu Á, sau những nền kinh tế đã có "chỗ đứng" như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Mới đây, báo Sputnik (Nga) đã đăng tải bình luận của Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga về bài viết của The New York Times.
Cụ thể, về định nghĩa Việt Nam là "điều thần kỳ" tiếp theo của châu Á, ông Mazyrin cho rằng: "'Phép màu Việt Nam' do con người tạo ra. Đó là nhờ vào điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với đó là những điều kiện tự nhiên và điều kiện thuận lợi về nhân khẩu học, cũng như nhờ các điều kiện do nhà nước Việt Nam tạo ra".
Vị chuyên gia của Nga nhận định: "Hiện nay, nhờ những biện pháp cực kỳ sáng suốt của ban lãnh đạo Việt Nam, cấp quản lý cao đã tránh được những hậu quả nặng nề nhất của đại dịch đối với người dân và nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nhiều ngành kinh tế như du lịch, hàng không, ngành dịch vụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tăng trưởng GDP 3% là ở mức thấp nhất nếu so sánh với những thành công trong những thập kỷ gần đây. Nhưng, nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đây vẫn là một thành công lớn. Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tăng trưởng."
Theo ông Mazyrin, Việt Nam cần tiếp tục cải cách lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tập đoàn xuyên quốc gia trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và xuất khẩu thành phẩm và thành lập các cơ sở sản xuất có sức cạnh tranh riêng. "Khi đó, điều thần kỳ Việt Nam thực sự sẽ xuất hiện", ông Mazyrin nói.
Được biết, Giáo sư Mazyrin cũng đã nhiều lần đưa ra các đánh giá tích cực về Việt Nam. Hồi tháng 9 vừa qua, trong buổi tọa đàm với hãng tin Sputnik nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, ông Mazyrin đã đánh giá cao các thành quả kinh tế của Việt Nam, và nói rằng "Việt Nam là điển hình hiếm hoi về một đất nước phát triển đột phá thành công khi đuổi kịp các quốc gia phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới nói chung."
Theo Soha.vn
TIN LIÊN QUAN
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022
Theo Phó Thủ tướng Nga Abramchenko, các loại bao bì không thể tái chế, khó phân hủy như ống hút nhựa, các loại hàng hóa bao bì khác cần loại bỏ dần và thay thế bằng những loại thân thiện môi trường.
20/06/2022
Hãng Lada của Nga đã buộc phải giới thiệu một phiên bản "Classic" của chiếc Granta chỉ vì thiếu linh kiện cần thiết.
18/06/2022
Ngành bán dẫn toàn cầu hầu như không gặp điều kiện nào thuận lợi trong vài năm trở lại đây.
18/06/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 16/6 cho biết Gazprom và tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã ký thỏa thuận kỹ thuật về việc cung cấp khí đốt qua tuyến Viễn Đông.
16/06/2022
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.
16/06/2022