NASA trả Nga 70 triệu USD cho mỗi "vé" lên vũ trụ
Theo hãng tin AP, hợp đồng 424 triệu USD này ngoài việc đưa 6 nhà du hành vũ trụ lên ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga còn bao gồm cả chi phí đào tạo. Dù vậy thì mức phí bình quân 70,6 triệu USD/người cũng cao hơn khá nhiều mức giá 65 triệu USD/người trước đó.
Hiện tại Nga là nước duy nhất có phương tiện để đưa người lên trạm vũ trụ quốc tế cũng như trở về trái đất, và mức giá không ngừng tăng sau mỗi hợp đồng mới. Mức phí NASA trả nêu trên không chỉ dành cho các nhà du hành Mỹ mà còn cả các nhà du hành châu Âu, Canada hoặc Nhật Bản theo chương trình trao đổi giữa NASA và các quốc gia này.
Hiện tại một số công ty của Mỹ đang tìm cách chế tạo các tên lửa và phi thuyền để đưa người Mỹ vào vũ trụ từ đất Mỹ. Nhưng có lẽ phải mất thêm vài năm nữa các chương trình này mới hoàn thiện.
Từ năm 2011, khả năng đưa người vào không gian của Mỹ đã kết thúc do chương trình tàu con thoi của NASA dừng hoạt động. Ngay từ trước đó, Mỹ cũng đã phải dựa vào Nga để vận chuyển hàng hóa và các nhà du hành lên trạm không gian.
Theo người đứng đầu NASA Charles Bolden, nếu quốc hội Mỹ trước đây phê chuẩn kế hoạch bổ sung ngân sách cho các chuyến bay thương mại tiếp theo, họ đã không phải ký hợp đồng 424 triệu USD này với Nga. Ông Bolden cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đáp ứng đầy đủ khoản kinh phí 821 triệu USD trong ngân sách năm 2014.
“Do nguồn ngân sách cho kế hoạch chi tiêu của Tổng thống đã bị giảm đáng kể, chúng tôi không thể tài trợ các đợt phóng tàu vũ trụ của Mỹ đến tận 2017”, ông Bolden chia sẻ trên blog của NASA. Nếu không được quốc hội Mỹ phê chuẩn ngân sách trong năm 2014, NASA sẽ còn tiếp tục phải chờ đợi.
Hiện công ty tư nhân SpaceX của Mỹ đã thực hiện các chuyến bay lên trạm không gian ISS, nhưng chỉ để vận tải hàng hóa. Giám đốc điều hành Elon Musk của công ty này nhận định các phi thuyền Dragon phiên bản cải tiến của họ có thể đưa các nhà du hành lên ISS từ năm 2015.
Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
Hãng Lada của Nga đã buộc phải giới thiệu một phiên bản "Classic" của chiếc Granta chỉ vì thiếu linh kiện cần thiết.
18/06/2022
Ngành bán dẫn toàn cầu hầu như không gặp điều kiện nào thuận lợi trong vài năm trở lại đây.
18/06/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 16/6 cho biết Gazprom và tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã ký thỏa thuận kỹ thuật về việc cung cấp khí đốt qua tuyến Viễn Đông.
16/06/2022
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.
16/06/2022
Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý 1/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý 4/2021.
16/06/2022
Đại sứ Nga tại EU cho biết đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 - cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu qua biển Baltic - có thể sẽ phải tạm ngưng hoạt động do quá trình sửa chữa các tuabin tại Canada.
16/06/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương LB Nga cho biết, hơn 1.000 máy bay sẽ được chuyển giao phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng cho các hãng hàng không Nga từ nay đến năm 2030.
16/06/2022
Giá trị đồng ruble tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần so với đồng USD và Euro, điều bắt đầu khiến các nhà hoạch định chính sách Nga lo lắng.
14/06/2022
Bộ Năng lượng Nga đã thúc giục các công ty khai thác dầu mở rộng số lượng các mỏ bị đánh thuế theo thuế lợi nhuận vượt mức (EPT). EPT là loại thuế được hình thành để chuyển việc đánh thuế dầu dựa trên doanh thu sang một loại thuế dựa trên lợi nhuận.
14/06/2022
Ngôi sao nhạc pop Emin Agalaro nói với hãng truyền thông RBC của Nga rằng, việc mất đi những nhãn hàng thuê mặt bằng chủ chốt có thể khiến các trung tâm mua sắm ngừng hoạt động hoàn toàn.
14/06/2022