Nga - Trung Quốc cùng chế tạo máy bay, tránh lệ thuộc Airbus
Hai tập đoàn nghiên cứu và sản xuất máy bay của Nga (UAC) và Trung Quốc (COMAC) đã ký bản ghi nhớ hợp tác sản xuất máy bay dân dụngtầm xa, nhằm chống lại thế bá chủ thị trường của Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ).
Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 20.5.
Mấy thập niên qua, nội việc Airbus cạnh tranh ác liệt với Boeing để giành những đơn mua máy bay của các hãng hàng không khắp thế giới luôn là chuyện thời sự hàng đầu. Nay cuộc cạnh tranh sẽ thêm phần hấp dẫn khi có sự tham gia của COMAC và UAC.
“Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ tiến đến việc giành được một vị trí chủ lực ở các thị trường Nga, Trung Quốc cũng như thị trường các nước thứ ba”, là bản tin được UAC loan tải sau lễ ký kết tại Thượng Hải chiều ngày 20.5.
Theo Tổng giám đốc UAC, Mikhail Pogossian, “Bản ghi nhớ này là kết quả của hai năm hợp tác giữa những chuyên gia Nga và Trung Quốc… trong những dự án hợp tác quốc tế tầm cỡ lớn trong lĩnh vực hàng không và công nghệ cao”.
COMAC và UAC dự định nghiên cứu phát triển loại máy bay thân rộng, chở 400 hành khách bay tầm xa. Nó sẽ là chiếc đầu tiên của một dòng máy bay tiên tiến.
UAC (viết tắt của United Aircraft Corporation) là tập đoàn hàng không lớn nhất của Nga hiện nay, bao gồm những nhà sản xuất máy bay từng một thời lừng danh thế giới, gồm Sukhoi, Illyuchine và Tupolev. Nhưng từ những năm 1990 đến nay, hầu hết các loại máy bay trong thị trường vận chuyển hàng không dân dụng của cả Nga lẫn Trung Quốc đều là máy bay của Airbus và Boeing. Tất cả các hãng Aeroflot, S7, Air China, China Southern, China Eastern… đều sử dụng các máy bay của hai nhà sản xuất Âu Mỹ.
Theo http://tinnong.vn
TIN LIÊN QUAN
Chính phủ Đức cảnh báo rằng sau đợt bảo trì dài 10 ngày từ 11 – 21/7, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga có thể không được mở khóa van trở lại.
Ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết lập các thủ tục tạm thời để thực hiện các nghĩa vụ nợ nước ngoài, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao nguy cơ vỡ nợ của Moskva.
22/06/2022
Bất chấp ảnh hưởng từ những lệnh cấm vận và biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng Rúp Nga đang tiếp tục tăng giá so với đồng USD, trở thành đơn vị tiền tệ mạnh nhất thế giới nửa đầu năm nay.
22/06/2022
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng Ukraine, Thụy Sĩ nhập khẩu vàng từ Nga, cho thấy lập trường của ngành này với Nga có thể đã bớt căng thẳng.
22/06/2022
Tata Steel đã nhập khẩu khoảng 75.000 tấn than từ Nga trong nửa cuối tháng 5/2022, chỉ vài tuần sau khi cam kết ngừng kinh doanh với phía Nga.
21/06/2022
Quan chức cấp cao của EU khẳng định liên minh này không nhắm vào lương thực và phân bón của Nga.
21/06/2022
Hiện chương trình này áp dụng đối với các gia đình có con sinh từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2022, và các khoản vay này có thể được thực hiện đến hết năm 2023.
21/06/2022
Đồng đô la đã giảm 97 kopecks hoặc 1,72%, xuống còn 55,44 rúp vào lúc 15:06 giờ Moscow, theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow. Đồng tiền của Mỹ đang giao dịch ở mức này lần đầu tiên kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Sau gần 4 tháng diễn ra khủng hoảng Ukraine, hơn 100 công ty từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn hoạt động tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt.
20/06/2022
Theo Phó Thủ tướng Nga Abramchenko, các loại bao bì không thể tái chế, khó phân hủy như ống hút nhựa, các loại hàng hóa bao bì khác cần loại bỏ dần và thay thế bằng những loại thân thiện môi trường.
20/06/2022