Nga: 200 ngân hàng có nguy cơ phá sản trong năm 2015
Hiện, khối ngân hàng Nga đang nợ nước ngoài tổng cộng 192 tỷ USD. Các ngân hàng này sẽ còn rơi vào tình trạng khốn đốn hơn nữa nếu đồng Ruble tiếp tục giảm mạnh so với các đồng tiền lớn khác.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, năm nay kinh tế Nga sẽ giảm 3,5% do giá dầu giảm và những ảnh hưởng của loạt đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
Ngành ngân hàng Nga đang đối mặt với một năm tồi tệ với 20 các ngân hàng có nguy cơ bị phá sản trong tình hình đáng báo động của nền kinh tế đất nước.
Theo báo cáo của tờ Vedomosti, Trung tâm Phân tích Kinh tế Vĩ mô và Dự báo Ngắn hạn (CMASTF) tại Nga ước tính sẽ có tới khoảng 200 ngân hàng đang đối mặt nguy cơ phá sản trong năm nay do những khoản nợ xấu cũng như việc giảm giá của đồng Rúp đang làm tổn thương đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga ước tính sẽ suy giảm 3,5% trong năm nay do sự sụt giảm của giá dầu cũng như các lệnh trừng phạt quốc tế đã khiến các doanh nghiệp tại nước này gặp nhiều thử thách trong việc duy trì hoạt động.


Tình hình trong lĩnh vực ngân hàng Nga thậm chí còn tồi tệ hơn. Tổng nợ nước ngoài tại đây đã lên mức 192 tỷ USD, 70% trong số đó là những khoản nợ bằng đồng USD, và số nợ này tiếp tục tăng lên cao hơn bao giờ hết khi đồng Rúp tiếp tục mất giá trước những đồng ngoại tệ khác. Trong năm ngoái, đồng Rúp đã mất gần 50% giá trị so với đồng USD.
Giám đốc German Gref của Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga,ước tính các ngân hang cần tăng dự phòng để trang trải các chi phí vay nợ lên tới 50 tỷ USD nếu giá dầu tiếp tục giữ ở mức 45 USD/thùng như hiện nay. Đối với những ngân hàng lớn, thường được sự hỗ trợ của nhà nước về tài chính, thì vấn đề này không khó để giải quyết, nhưng đối với những ngân hàng nhỏ tại Nga thì điều đó lại là “hồi chuông báo tử”.
Trong tháng trước, chính phủ đã buộc phải bơm 2,4 tỷ USD cho các tổ chức tài chính bao gồm những ngân hàng quốc doanh như VTB và Gazprombank. Các chuyên gia dự đoán chính phủ Nga sẽ còn phải đưa thêm những gói cứu trợ trị giá 40 tỷ USDnữatrong năm nay để hỗ trợ ngành ngân hàng.


Tuy nhiên, việc chính phủ hỗ trợ cho các ngân hàng lớn không có nghĩa là Điện Kremlin sẵn sàng dùng nguồn dự trữ ngoại hối, vốn đang suy giảm nhanh chóng, để hỗ trợ cho cả ngành ngân hàng.
Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Kinh tế Interfax Alex Buzdalin cho biết “Chúng tôi đang lâm vào tình trạng trong đó các ngân hàng bị buộc phải thu hẹp bảng cân đối tài chính, qua đó tạo ra một ảnh hưởng lan rộng ra nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhỏ đã suy giảm trong một thời gian dài và họ cũng đã hết hy vọng vào việc duy trì kinh doanh. Đang có một cuộc khủng hoảng trong tình hình hiện nay.”
Ngày 26/1/2015, S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm
của Nga xuống dưới mức khuyến nghị đầu tư, hay còn gọi là mức rác, qua đó khiến gia tăng chi phí tái cấp vốn cho các ngân hàng. Động thái trên của S&P đã khiến đồng Rúp giảm giá xuống 67 Rúp/USD.


Tỷ giá Rúp/USD
S&P cũng cho rằng ngành ngân hàng Nga sẽ còn tồi tệ hơn, “Chúng tôi dự đoán rằng các tài sản trong hệ thống tài chính (Nga) sẽ giảm do đồng Rúp giảm, các lệnh trừng phạt sẽ khiến các ngành kinh tế chính không tiếp xúc được với nguồn vốn quốc tế và nền kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm 2015. Việc các tài sản (trong ngành ngân hàng Nga) giảm sẽ không diễn ra một cách rõ ràng như trong báo cáo. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đưa ra chính sách định giá tạm thời sẽ cho phép các ngân hàng Nga tùy ý sử dụng tỷ giá hối đoái khi định giá những tài sản bằng ngoại tệ và dễ dãi hơn trong việc trích lập các khoản dự phòng.”
Theo http://vtv.vn, http://ndh.vn
TIN LIÊN QUAN
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm hôm thứ Năm 20/7 khi Nga bắt đầu bơm lại dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream, đường ống lớn nhất của nước này đến châu Âu, sau 10 ngày bảo trì.
21/07/2022
Gazprom vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào về việc tuabin cho Nord Stream 1 sẽ sớm được trao trả cho Nga từ Canada.
20/07/2022
Công ty dầu khí quốc gia Iran và tập đoàn Gazprom ký một thỏa thuận hợp tác trị giá khoảng 40 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng.
19/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu là "tình huống bất khả kháng" và họ không phải chịu trách nhiệm.
19/07/2022
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov cho rằng Nga có khả năng tự sản xuất tất cả các thiết bị cần thiết để mở rộng mạng lưới khí hóa trong nước.
18/07/2022
Ngày 13/7, phương tiện truyền thông cho biết cuộc đàm phán giữa về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt kết quả, theo đó Nga và Ukraine nhất trí thành lập một “trung tâm điều phối” ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
13/07/2022
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới.
13/07/2022