Nga cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ 0,7% sang các quốc gia bên ngo
Công ty đường ống Transneft cho biết Nga sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ sang các thị trường bên ngoài Liên minh Xô Viết cũ FSU 0,7% trong quý 1 so với quý 4/2016, do Moscow chuẩn bị giảm sản lượng như một phần của hiệp ước toàn cầu.


Nga cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ 0,7% sang các quốc gia bên ngoài Liên Xô cũ trong quý 1
Tuy nhiên nguồn cung tổng thể, gồm con đường vận chuyển dầu từ Azerbaijan và Kazakhstan cũng như các nhà phân phối sang Belarus, sẽ tăng 200.000 thùng/ngày như đã báo cáo trong tuần trước.
Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu 200.000 thùng/ngày trong quý đầu, sau đó sẽ cắt giảm 300.000 thùng/ngày như thỏa thuận với các nhà sản xuất hàng đầu OPEC trong tháng này.
Xuất khẩu dầu sang các nước ngoài FSU tổng cộng sẽ là 50,98 triệu tấn trogn quý 1, giảm từ 51,36 triệu tấn trong quý 4.
Xuất khẩu sang nước láng giềng Belarus, một cựu thành viên của cộng hòa Xô Viết, sẽ tăng lên 4,5 triệu tấn trong quý 1 từ mức 3 triệu tấn trong ba quý trước.
Theo tính toán của Reuters, tổng lượng xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 61,1 triệu tấn trong quý 1, tăng 5% so với quý 4/2016.
Xuất khẩu được thấy tăng 1,3 triệu tấn qua cảng Novorossiisk ở Biển Đen trong quý 1, trong khi các nguồn cung cấp từ các cửa hàng Biển Baltic sẽ sụt giảm 800.000 tấn.
Công ty Transneft và Bộ Năng lượng cho biết kế hoạch xuất khẩu phản ánh sự phân bổ đã lên lế hoạch và khối lượng thực tế xuất khẩu có thể khách nhau.
Sự gia tăng xuất khẩu không nhất thiết nghĩa là Moscow sẽ không đáp ứng cam kết của mình theo thỏa thuận toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi rằng Nga sẽ tôn trọng cam kết của họ.
Công ty JBC Energy trụ sở tại Vienna cho biết dự báo sản lượng năm 2017 của Nga, Kazakhstan và Azerbạian chỉ thấp hơn 100.000 thùng/ngày sau thỏa thuận này, ít hơn nhiều so với khối lượng họ nên cắt giảm trong nửa đầu năm 2017.
Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak cho biết Nga sẽ giảm sản lượng từ một mức sản lượng 11,247 triệu thùng/ngày trong tháng 10 đã được điều chỉnh tăng, sản lượng cao nhất của nước này thời hậu Xô Viết.
Cam kết đó là phần đầu tiên của thỏa thuận giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Nga kể từ năm 2001, khi Moscow đồng ý cắt giảm lượng xuất khẩu 150.000 thùng/ngày.
TIN LIÊN QUAN
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022