Nga mở cửa lại thị trường, phân biệt rõ bạn - thù
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
Phân biệt đối xử
Gần 6 tháng sau khi bị cô lập khỏi thị trường tài chính toàn cầu vì cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã quyết định “tự thân vận động” bằng cách triển khai hệ thống hai cấp tách biệt với các địch thủ.
Từ ngày 15/8, sàn Moscow sẽ nối lại việc giao dịch chứng khoán nợ của nhà đầu tư từ các quốc gia không tham gia các lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt. Quyết định này sẽ chấm dứt khoảng thời gian gián đoạn kể từ khi Nga đóng cửa thị trường để hạn chế dòng tiền tháo chạy ra khỏi nước này từ cuối tháng 2.
Ngược lại, nhà đầu tư từ các quốc gia “không thân thiện” vẫn bị áp đặt kiểm soát vốn, tức là không được bán hay nhận tiền thanh toán từ chứng khoán Nga. Tính tới năm ngoái, nhóm các quốc gia “không thân thiện” – bao gồm các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cho đến Canada và Nhật Bản – chiếm khoảng 90% tổng sở hữu tài sản tài chính của nhà đầu tư nước ngoài ở Nga.
Ông Christopher Granville, Giám đốc nghiên cứu chính trị toàn cầu tại TS Lombard, cho biết: “Ban đầu, lệnh cấm bán chứng khoán nợ là biện pháp kiểm soát vốn cần thiết để Nga ổn định tình hình. Nhưng việc duy trì chúng là một vấn đề quan trọng về mặt nguyên tắc để Moscow đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây”.
Theo tờ Bloomberg, đây là ví dụ mới nhất về việc Nga đang vạch ra ranh giới giữa bạn và thù. Trong tháng 8, Tổng thống Vladimir Putin đã cấm một số ngân hàng và công ty năng lượng nước ngoài rút khỏi hoạt động kinh doanh tại Nga.
Sắc lệnh khác cho phép các ngân hàng Nga bị phong tỏa ngoại hối có thể ngừng các giao dịch bằng các loại tiền tệ này với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Và quỹ đầu tư quốc gia Nga được phép đầu tư vào tiền tệ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, còn cách giao dịch mua USD và euro thì bị chặn.
Ông Oleg Vyugin, cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nga đánh giá: “Trong hoàn cảnh hiện nay, việc cần thiết là phát triển quan hệ thương mại và tài chính với những nước sẵn sàng hợp tác với Nga”.
Gần như ngay sau khi Tổng thống Putin hạ lệnh cho binh sĩ tiến vào Ukraine ngày 24/2, tài chính đã trở thành mặt trận mới để phương Tây đối đầu với Nga.
Để trừng phạt Điện Kremlin, các chính phủ phương Tây đã cấm vận thương mại và tài chính, đóng băng một nửa dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga và loại bỏ nhiều ngân hàng nước này khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.
Do không thể bảo vệ đồng ruble chỉ bằng vàng và nhân dân tệ, ngân hàng trung ương Nga đã áp đặt kiểm soát vốn và các biện pháp khẩn cấp khác nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Bình thường mới
Giờ đây, Nga đang bước sang trang mới bởi thị trường nội địa có vẻ đã vượt qua bão tố. Doanh thu khổng lồ từ năng lượng và sự sụp đổ của hoạt động nhập khẩu đã giúp đồng ruble phục hồi, cho phép giới chức Nga dỡ bỏ các hạn chế kiểm soát vốn. Lợi suất trái phiếu nội địa đã trở lại mức trước khi chiến sự với Ukraine bùng nổ.
Không rõ việc mở cửa một phần thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng thế nào với các nhà đầu tư từ những nước đối địch muốn thoái vốn khỏi trái phiếu Nga. Ông Viktor Szabo, nhà quản lý quỹ tại Abrdn cho biết đến giờ các nhà đầu tư ngoại vẫn có thể bán tài sản mặc dù phải chấp nhận giá thấp.
Nhà đầu tư từ các nước đối địch chiếm hơn một nửa thương mại của Nga trước khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra. Các nhà đầu tư này cũng chiếm phần đông trong nhóm chủ sở hữu không cư trú đối với loại trái phiếu OFZ do chính phủ Nga phát hành.
Để đối phó với “sự thay đổi hoàn cảnh bất thường”, ngân hàng trung ương Nga đã đề xuất một loạt đổi mới. Các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước, đề ra các khái niệm như trái phiếu từ thiện.
Các đề xuất khác nhắm đến việc thuyết phục doanh nghiệp ngừng sử dụng các loại ngoại tệ “độc hại” và khuyến khích doanh nghiệp nhà nước chuyển sang nắm giữ tiền tệ của các quốc gia “thân thiện”.
Theo: Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nga-mo-cua-lai-thi-truong-phan-biet-ro-ban-thu-42202281583231489.htmTIN LIÊN QUAN
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022