Nga dự kiến thu hút 28 tỷ USD đầu tư nâng cấp các nhà máy điện
Tại một cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh dự án này sẽ giúp nâng công suất của toàn bộ hệ thống phát điện hiện nay thêm 40 gigawatts (GW) nữa. Ông nói: “Lượng điện này bằng 16% tổng dung lượng của toàn mạng lưới điện của chúng ta. Dự án sẽ được triển khai đến năm 2031”.
Theo ông Medvedev, việc nâng cấp các nhà máy điện đòi hỏi một khoản ngân sách lớn, bởi vậy cần có sự đầu tư ổn định. Các nhà đầu tư khi tham gia chương trình này sẽ được bảo đảm một thị trường dài hơi. Ông Medvedev cho biết: “Họ sẽ được ký kết các hợp đồng cung cấp điện kéo dài 16 năm. Các kế hoạch về giá điện dài hạn cũng sẽ được đưa ra với các khung thời gian từ bốn tới sáu năm”.
Về phần mình, ông Novak cho biết chương trình hiện đại hóa sẽ được tiến hành từ năm 2022 đến 2031. Các cuộc đấu thầu cạnh tranh đầu tiên sẽ được tiến hành đối với gói nâng cấp 11 GW vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới và dự kiến việc cấp điện sẽ được bắt đầu vào năm 2022-2024.
Ông Novak cũng lưu ý, một điều kiện quan trọng mà chính phủ Nga đặt ra đối với các nhà đầu tư là mức giá cho mỗi số điện phải thấp. Đồng thời, chương trình hiện đại hóa cũng sẽ chủ yếu sử dụng các thiết bị trong nước. Ông nói: “Chương trình hiện đại hóa sẽ cho phép các nhà đầu tư sử dụng các kỹ thuật trong nước, giới thiệu các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mục tiêu của chúng tôi là đưa tỷ lệ nội địa hóa đạt mức 100%”.
Theo Bản Dự báo Năng lượng 2018 của tập đoàn BP, khí tự nhiên sẽ vẫn là nguồn nhiên liệu chủ đạo trong việc sản xuất điện của Nga cho đến năm 2040. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng khí đốt tự nhiên sẽ giảm nhẹ từ 54% năm 2016 xuống còn 53% năm 2040. Tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện của Nga dự báo sẽ tăng từ 15% hiện nay lên mức 19% vào năm 2040. Còn tỷ trọng thủy điện vẫn giữ ở mức 15%. Mức giảm mạnh nhất sẽ là các nhà máy nhiệt điện than với tỷ trọng sản lượng điện giảm từ 14% xuống chỉ còn 8% vào năm 2040.
Đồng thời, bất chất sự phát triển mạnh mẽ của các loại năng lượng tái tạo, đạt tới 7.500%, tỷ lệ điện từ các loại năng lượng này cũng chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng sản lượng điện của Nga vào năm 2040 so với mức trung bình 17% của các quốc gia trong khối BRIC.
BP cũng dự báo đến năm 2040, Nga vẫn sẽ là một trong những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch hàng đầu thế giới, chiếm 14% thị phần dầu lửa và khí đốt toàn cầu.
Theo nhandan.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Nhà đầu tư từ những quốc gia trừng phạt Nga vẫn chưa được phép tiếp cận thị trường này, còn những nhà đầu tư khác thì đã được nối lại giao dịch.
15/08/2022
Ngày 15/8, ngân hàng thương mại Siauliu của Lithuania, đơn vị thực hiện thanh toán trung chuyển hàng hóa với Kaliningrad của Nga, đã ngừng xử lý các khoản thanh toán bằng đồng Ruble.
15/08/2022
GDP Nga giảm 4% trong quý II, khiến quy mô nền kinh tế hiện tại gần như tương đương năm 2018.
12/08/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đã gia hạn các hạn chế đối với việc rút tiền ngoại tệ cho đến ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xuất khẩu của Thụy Sỹ sang Nga tiếp tục tăng, trong bối cảnh các nhà sản xuất cố gắng hoàn thành các đơn hàng trước khi các đợt trừng phạt mới có hiệu lực.
31/07/2022
Tập đoàn Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với lý do vi phạm thỏa thuận.
30/07/2022
Gazprom vừa công bố một số liên lạc qua lại với hãng Siemens để quy trách nhiệm cho công ty Đức này về việc họ phải giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU.
30/07/2022
Vào lúc 7h56 giờ GMT (14h56 giờ Việt Nam), đồng ruble giảm 1%, giao dịch ở mức 62,38 ruble/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 8/7 có mức quy đổi 62,55745 ruble/euro.
29/07/2022
Theo thông báo chính thức của Cơ quan báo chí Liên bang, Chính phủ Liên bang Nga đã ra lệnh chuyển cho Zarubezhneft cổ phần của TotalEnergies và Equinor trong Hợp đồng Kharyaga PSA. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Shulginov ký.
27/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần với nước này.
23/07/2022